Loài cá kỳ lạ có mắt giống chúng ta

Hầu hết các loài cá đều có mắt nằm ở hai bên đầu, nhưng một nhà khoa học đã khẳng định rằng một loài cá vây chân ăn thịt có hai mắt hướng về phía trước, giống như chúng ta. Loài vật này có cằm và má nhiều thịt, thêm vào dáng vẻ kỳ lạ của nó.

Loài vật kỳ lạ này, được gọi là Histiophryne psychedelica, xuất hiện cách đây một năm khi những vận động viên lặn ở độ sâu 30 phút ngoài khơi Đảo Ambon, Indonesia, chụp được hình ảnh loài cá nước nông chưa hề được phát hiện tại đây.

Nhà ngư học Ted Pietsch thuộc Bảo tàng lịch sử văn hóa tự nhiên Burke của Đại học Washington đã nhận được những bức ảnh của nó và đoán rằng nó thuộc họ Histiophryne. Hiện ông đã khẳng định điều này bằng cách sử dụng dữ liệu di truyền và hình thái học, đồng thời công nhận loài cá kỳ lạ này là một loài vật mới. 

Hướng nhìn chính diện của Histiophryne psychedelica, một loài cá vây chân mới, do David Hall chụp tại Đảo Ambon, Indonesia. (Ảnh: David Hall/seaphotos.com)

Pietsch phát biểu trên LiveScience: “Đây là một ví dụ tuyệt vời về những gì chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra. Đây là một sinh vật rất kỳ lạ, và điều đó đủ để khiến nó trở nên quan trọng”.

Mô tả của Pietsch về loài vật, được Quỹ khoa học Quốc gia hỗ trợ, được công bố chi tiết trên tạp chí Copeia.

Những điều kỳ lạ khác về loài cá

Lớp da của nó sền sệt, béo, dày và lùng nhùng, toàn bộ lớp da được bao phủ bởi những vằn trắng tỏa ra từ mắt về phía sau cơ thể. Màu da này có thể giúp loài vật lẩn vào những rặng san hô sặc sỡ dưới đáy biển.

Leo Smith, người phụ trách mảng cá tại Bảo tàng thực tế tại Chicago, cho biết: “Loài cá chân vây Psychedelic nằm trong danh sách dài những động vật vô hại đã tiến hóa để bắt chước vẻ đẹp của những loài vật có nọc độc. Pietsch và các đồng nghiệp cũng có cùng quan điểm này và họ cho rằng nó trông giống hệt như san hô có độc được tìm thấy trong môi trường sống của chúng”. 

Hướng nhìn từ mặt bên của Histiophryne psychedelica, loài cá vây chân mới gần bờ biển Đảo Ambon, Indonesia. (Ảnh: David Hall/seaphotos.com)

Loài cá này cũng có một số khả năng mềm dẻo. Pietsch giải thích: “Nó có vẻ như có khả năng đẩy mặt ra ngoài rồi lại rụt về, vì vậy khi nó đi qua một khe nứt nhỏ, cặp mắt nằm ở hai bên và nó đẩy mặt ra ngoài. Đó cũng có thể là thể hiện thù địch – khi nó thể hiện khuôn mặt hình ovan với những đường vằn, bạn có thể nghĩ rằng nó muốn dọa cái gì đó đi chỗ khác”.

Cá vây chân Histiophryne psychedelica có thể có cấu trúc cảm nhận ở phần bên ngoài của khuôn mặt có chức năng bảo vệ giống như râu màu, cho phép nó cảm nhận thấy tường bên trong của một hang nhỏ hoặc không gian giữa san hô. Những loài cá khác cũng có mắt hướng về phía trước bao gồm cá la hán và cá ngỗng.

Hàm của loài vật này chứa 2 đến 4 hàng răng nhỏ không đều, được nó sử dụng để ăn những con cá nhỏ hơn, tôm và các loài vật biển khác. 

Loài cá vây chân mới, Histiophryne psychedelica, có mắt hướng về phía trước giống như linh trưởng, cũng như cằm và má béo. (Ảnh: David Hall/seaphotos.com)

Histiophryne psychedelica có xu hướng đi thành đôi, thường ẩn náu rất kỹ và chúng chỉ được phát hiện ra khi những thợ lặn tìm kiếm bên dưới mảnh vụn trên đáy biển. Khi bị phát hiện, nó ngay lập tức cố gắng trốn thoát vào những đường nứt hoặc lỗ nhỏ bằng cách co và xoay người mãnh liệt đồng thời sử dụng vây chậu để điều khiển vị trí của mình, giống như cách chúng ta sử dụng tay. Tuy nhiên sau đó chúng không cho thấy dấu hiệu bị tổn thương nào.

Loài vật này bơi bằng phản lực, hoặc đẩy nước qua những lỗ hổng trên cơ thể. Mẫu vật mà Pietsch nghiên cứu do nghiên cứu sinh Rachel Arnold thu thập và David Hall chụp ảnh.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video