Loài chim sẻ kỳ lạ có 4 "giới tính" khác nhau

Nếu như chỉ 2 giới tính là không đủ, thì loài chim sẻ họng trắng sẽ khiến bạn phải bất ngờ khi chúng tiến hóa để sở hữu tới 4 giới tính khác nhau.

Hầu hết các sinh vật được phân chia thành hai giới tính, là "đực" và "cái". Mỗi giới tính được đặc trưng bởi nhiều đặc điểm khác nhau về hình thái, giải phẫu, sinh lý.


Chim sẻ họng trắng tiến hóa để sở hữu tới "4 giới tính". (Ảnh: Getty).

Tuy nhiên, giới tính ở một số loài động vật có thể trở phức tạp, điển hình như chim sẻ họng trắng (Zonotrichia albicollis) sống ở vùng cận Bắc Cực.

Đối với loài chim này, bất kỳ một cá thể nào cũng chỉ có thể giao phối với 1/4 số loài, thay vì 1/2 như thông thường. Điều gì đã xảy ra ở loài chim này?

Để làm rõ câu hỏi trên, hai nhà sinh vật học người Canada là Elaina Tuttle và Rusty Gonser đã tìm hiểu, và phát hiện ra điều kỳ lạ về di truyền học ở loài chim sẻ họng trắng bản xứ.

Theo đó, sự đột biến gene xảy ra ở loài này khiến một phần lớn nhiễm sắc thể của chúng đảo lộn, dẫn đến chỉ vỏn vẹn 4 kiểu gene có thể sinh sản thành công với các kiểu gene cơ bản khác.


Loài chim tiến hóa theo cách những con có sọc trắng trên đầu chỉ giao phối với sọc nâu và ngược lại. (Ảnh: Getty).

Thông thường, động vật sẽ tiến hóa để tăng khả năng sinh sản, giúp chúng tạo ra những đứa con sở hữu bộ gene chọn lọc tốt hơn. Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra với chim sẻ họng trắng, khi chúng chọn cách để việc sinh sản trở nên khó khăn hơn.

Cụ thể, 2 bộ nhiễm sắc thể của loài đã tiến hóa thành các phân nhóm riêng biệt, điều sẽ quyết định rằng loài chim nào có thể giao phối thành công với số còn lại.

Tuttle và Gonser đã nghiên cứu sâu hơn về các phép nghịch đảo này và phát hiện ra rằng chúng đã xáo trộn các gene một cách hiệu quả để tạo ra hai hình thái đối lập.

Theo đó, chúng có biểu hiện bằng ngoại hình khác nhau, gồm những con chim có sọc trắng trên đầu, và những con có sọc nâu. Bất chấp sự khác biệt, những cá thể sọc trắng chỉ giao phối với sọc nâu và ngược lại.

"Như thể loài chim này có tới 4 giới tính. Tức là một cá thể chỉ có thể giao phối với 1/4 quần thể", Christopher Balakrishnan, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học East Carolina cho biết. "Trong tự nhiên, rất ít giống loài lựa chọn có nhiều hơn hai giới tính vì điều đó làm giảm tỷ lệ sinh sản của chúng".

Cập nhật: 31/12/2022 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video