Loài chuột kêu để thu hút bạn tình là do bẩm sinh

Các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện loài chuột thích ca hát bẩm sinh và không thích sự yên tĩnh.

Khi một con chuột đực bắt gặp đối tượng giao phối tiềm năng, nó sẽ phát ra một loạt tiếng kêu líu lo, chút chít phức tạp, nghe rất giống tiếng chim hót.

Mặc dù tần số sóng siêu thanh phát ra vượt quá phạm vi nghe được của con người, tai người cơ bản không thể nghe thấy, tuy nhiên chuột cái lại có thể nghe được những âm thanh này, qua đó giúp chúng có thể lựa chọn những "ông bố" phù hợp nhất cho thế hệ sau của chúng.

Trước đó, giới khoa học đã biết rằng loài chuột có thể phát ra tiếng kêu chát tai mà con người không thể nghe thấy được. Năm 2005, các nhà khoa học Mỹ phát hiện những tạp âm đó được hợp thành bởi sự lặp lại liên tục của những âm điệu đơn giản, giống như tiếng kêu của chim và cá voi.

Sau nhiều nghiên cứu, cuối cùng các nhà khoa học Nhật Bản đã giải đáp được câu hỏi trên. Họ đã tiến hành thí nghiệm đối với hai nhóm chuột có tiếng kêu hoàn toàn khác nhau. Cụ thể các nhà khoa học đã đổi mẹ của hai nhóm chuột.

Sau khi những con chuột thí nghiệm được từ 10 - 20 tuần, các nhà khoa học ghi lại tiếng kêu của chúng và tiến hành phân tích.

Nhà khoa học Takefumi Kikusui phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả phân tích cho thấy, tiếng hát của những con chuột thí nghiệm giống như tiếng kêu của mẹ đẻ chúng, chứ không giống tiếng kêu của mẹ nuôi chúng. Điều này cho thấy, tiếng kêu của chuột mang tính bẩm sinh, không phải do học mà có được.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video