Loài cua khổng lồ nặng tới 4kg

Loài cua khổng lồ này khỏe đến nỗi có thể phá vỡ một quả dừa, nâng được 28 kg, lại thêm khả năng trộm cắp quỷ khốc thần sầu.


Loài này ăn quả dừa bằng cách bổ vỏ và ăn cơm dừa

Các nhà nghiên cứu Trường Đại học Greifswald và Viện nghiên cứu Max-Planck của Đức đã phát hiện loài cua lớn nhất thế giới có tên "Birgus latro" ở khu rừng nguyên sinh trên "đảo Giáng sinh" nằm giữa Ấn Độ Dương.

Tháng 12/2008, các chuyên gia Đức đã tới "đảo Giáng sinh" và sau ba tuần theo dõi đã phát hiện dấu vết của loài cua khổng lồ. Hai nhà khoa học Steffen Harzsch và Bill Hansson rất quan tâm tới những điểm đặc biệt ở loài cua có tên Birgus Latro này (còn gọi là Ganjokrebs hoặc Kokoskrebs) hiện chỉ sống ở một số đảo nhỏ trên các đại dương.


Loài cua Birgus latro khổng lồ có thể nặng tới 4kg, chỉ sống trên cạn và chuyên ăn trái dừa.

Chúng to bằng trái bóng, nặng tới 4kg, có 10 chân, mắt đỏ, cơ thể dài 40cm, có khả năng biến đổi từ màu xanh - tím sang đỏ - da cam và khi giương càng có thể dài tới một mét, cặp càng to khỏe, có thể cắp đứt ngón tay người một cách dễ dàng. Móng vuốt con cua dừa là đủ mạnh để phá vỡ một trái dừa mở, và có thể được sử dụng để nâng trọng lượng lên đến 28 kg.

Birgus latro chuyên ăn lá và trái dừa nên còn được gọi là cua dừa. Nếu dừa không có sẵn trên mặt đất, cua dừa có thể leo lên cây và cắt chúng xuống. Cua dừa thường ăn trái cây, các loại hạt, phần lõi của cây đổ và bắt cả chuột để ăn.

Đặc biệt, chúng sống trên cạn, không biết bơi, xuống nước sẽ bị chết đuối. Cua dừa là động vật chân đốt trên mặt đất lớn nhất thế giới và nó còn là loài cua khỏe nhất thế giới. Loài cua này có tuổi thọ tới 60 năm.

Giao phối xảy ra trên đất liền, nhưng con cái di cư ra biển để đẻ trứng thụ tinh của chúng khi chúng nở.

Cua dừa sống một mình trong các hang dưới đất hay các khe nứt trong đá, tùy thuộc vào địa hình nơi chúng sống. Chúng tự đào hang dưới cát hay đất xốp.

Ban ngày, chúng ẩn mình để tránh mất nước vì nhiệt. Hang của cua dừa có những sợi mảnh nhưng rất chắc chắn từ vỏ dừa mà chúng lót bên dưới. Khi nghỉ ngơi trong hang, cua dừa đóng lối ra vào bằng một trong các càng của nó để tạo ra một khu vực ẩm nhỏ trong hang để các cơ quan của nó thở.

Loài này leo trèo rất nhanh.

Giáo sư Harzsch cho biết, loài cua này có hệ khứu giác rất tinh tế. Thử nghiệm khứu giác riêng rẽ và nghiên cứu cảm ứng hóa học đối với chúng, các nhà khoa học đã kết luận cua Birgus latro có một hệ thống khứu giác cực kỳ tốt.

Đối với các nhà nghiên cứu tiến hóa thì đây là một mối quan tâm đặc biệt, vì điều này thể hiện rằng nhiều loài sinh vật, trong đó có loài cua Birgus latro, đã có một "bước nhảy" từ biển lên sinh sống trên đất liền.

Thực tế, loài cua này đã được phát hiện từ cách đây hơn 150 năm, khi nhà khoa học Anh Charles Darwin, người sáng lập học thuyết tiến hóa hiện đại, năm 1836 có dịp đặt chân tới Ấn Độ Dương đã mô tả loài cua chuyên ăn lá và trái dừa này. Tuy nhiên, từ đó đến nay rất ít có những quan sát chi tiết về loài cua Birgus latro.


Cách bắt và làm thịt cua dừa

Cập nhật: 13/06/2016 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video