Loại hành không cay mắt đầu tiên trên thế giới

Mới đây, công ty House Foods Group của Nhật đã giới thiệu sản phẩm hành không cay mắt rất đặc biệt. Loại hành không cay mắt này được tạo ra bằng cách vô hiệu hóa hợp chất mà hành tỏa ra.

Nhật tạo ra loại hành không cay mắt đầu tiên trên thế giới

Từ trước đến nay, hành tây, hành tím, hành lá là những loại gia vị không những làm món ăn thơm ngon hơn mà nó còn giúp phòng trị một số loại bệnh thông dụng. Tuy nhiên khi cắt hành, nhiều người thường rất sợ mùi hăng của nó làm cay mắt, mũi khiến nước mắt chảy giàn giụa. Gần đây, một công ty Nhật có tên House Foods Group vừa giới thiệu loại hành đầu tiên trên thế giới không làm cay mắt. Loại hành không cay mắt này được tạo ra bằng cách vô hiệu hóa hợp chất mà hành tỏa ra.

Loại hành không cay mắt của Nhật giúp người dùng khắc khục được chứng 'chảy nước mắt' mỗi khi thái hành

Công ty này cho biết các nhà nghiên cứu của họ đã nghiên cứu cấu tạo hóa học của hành trong hơn một thập kỷ qua. Trước đây, họ đã công bố một nghiên cứu mô tả quá trình sinh học của việc "vì sao thái hành khiến cho bạn khóc". Nghiên cứu giành giải Nobel "ngược" hay Ig Nobel - giải quốc tế hàng năm dành cho những công trình nghiên cứu mang tính hài hước.

Trong tài liệu nghiên cứu này, các nhà khoa học đã giả thuyết rằng có thể làm yếu các emzyme gây chảy nước mắt mà vẫn giữ nguyên được mùi vị và giá trị dinh dưỡng của hành. Ngạc nhiên hơn, củ hành mà các nhà nghiên cứu tạo ra khi làm, ăn không có mùi khó chịu.


Hành không cay mắt là một phát minh đột phá lớn trong công nghệ sản xuất Nhật

Và, trong công bố gần đây, giả thuyết đã được biến thành hiện thực, bằng cách dùng các ions bắn phá củ hành, khiến nó sản sinh ra ít enzyme gây cay mắt hơn. Không chỉ vậy, dùng "củ hành mới" hơi thở và tay đều không còn mùi khó chịu.

Tuy nhiên, khi phát minh được đăng tải lên các kênh truyền thống, công ty House Foods Group đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều về việc củ hành loại bỏ đặc điểm làm cay mắt. Họ cho rằng, việc loại bỏ chất enzyme sẽ khiến củ hành khó tự bảo vệ trong môi trường tự nhiên khi đối mặt với ong bướm và các loại côn trùng khác.

Theo VietQ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video