Loài hoa hồi sinh từ hạt giống 32.000 năm tuổi

Các nhà khoa học đang tìm cách giải mã một loài hoa cổ đại để hiểu tại sao hạt giống của nó có thể "ngủ đông" hàng chục nghìn năm.

Nhiều năm trước, các nhà thám hiểm người Nga đã tìm thấy một kho hạt giống
32.000 năm tuổi của một loài hoa có tên khoa học là Silene stenophylla bị chôn vùi dưới một hang sóc ở độ sâu 20 - 40m gần bờ sông Kolyma ở Siberia, bên trong lớp băng vĩnh cửu. Xung quanh khu vực khai quật còn tìm thấy nhiều xương voi ma mút, bò rừng và tê giác Kỷ Băng Hà.

Nhiều hạt giống trưởng thành đã bị hư hại với các vết gặm nhấm của loài sóc nhưng một số hạt non vẫn giữ được các mô sự sống.

Nhóm nghiên cứu sau đó đã chiết xuất mô từ những hạt non, đặt chúng vào ống nghiệm và cho cây nảy mầm thành công. Các cây tái sinh giống hệt nhau nhưng có hình dạng hơi khác với loại Silene stenophylla hiện đại. Chúng lớn hơn, ra hoa và tạo hạt giống mới sau chưa đầy một năm.


Cây mọc từ hạt giống 32.000 năm tuổi ra hoa hôm 30/6 trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: CGTN).

Nghiên cứu mới cho thấy lớp băng vĩnh cửu từ Kỷ Băng Hà thực chất là một kho lưu trữ nguồn gen tuyệt vời. Tại đây có thể tìm thấy và hồi sinh bất kỳ loài thực vật nào đã bị tuyệt chủng.

Đây được coi là những hạt cây được hồi sinh có thời gian bị chôn vùi trong lòng đất lâu nhất từ trước đến nay. Kết quả này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu chất liệu sinh học cổ đại và tạo hy vọng phục hồi được những chủng loại thực vật đã bị biến mất.

Nhóm nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga sau đó trích xuất các mô giá noãn từ hạt đông lạnh và nuôi chúng với một hỗn hợp gồm nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng được kiểm soát, các mô đã nảy mầm, mọc rễ và phát triển thành cây bên trong môi trường nhà kính.

Tại Đại học Khoa học Tự nhiên và Khoa học Đời sống Vienna của Áo, Giáo sư Margit Laimer cùng các cộng sự đang tìm cách sắp xếp bộ gene và giải mã trình tự ADN của loài thực vật cổ đại này. Họ muốn tìm hiểu xem bộ gene của nó có gì đặc biệt và các thành phần của bộ gene phối hợp với nhau như thế nào. Mục đích cuối cùng là tìm ra các điều kiện cho phép hạt giống ngủ đông trong hàng chục nghìn năm.


Các nhà khoa học Áo đang tìm cách giải mã bộ gene của Silene stenophylla. (Ảnh: CGTN).

"Cây cối cũng thay đổi và thích nghi theo môi trường. Chúng tôi hy vọng có thể tìm ra những thay đổi trong bộ gene giúp thực vật thích nghi với điều kiện rất khô, rất lạnh, hoặc rất nóng. Sử dụng những kiến thức này, chúng ta có thể tìm ra phương pháp cải tiến các giống cây", Laimer cho hay.

Giáo sư Margit Laimer cho biết, các nhà khoa học rất muốn tìm hiểu liệu những thay đổi trong gene thực vật nào có thể thích nghi với điều kiện rất khô, nóng hoặc lạnh. Điều này mang lại hữu ích trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.

Silene stenophylla được phân loại thuộc họ Cẩm chướng. Loài thực vật có hoa màu trắng này mọc ở vùng lãnh nguyên Bắc Cực và vùng núi phía bắc Nhật Bản. Chúng chỉ cao từ 5 đến 15 cm, có lá hẹp và đài hoa lớn.

Cập nhật: 28/08/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video