Loài người có nên từ bỏ Trái Đất và tìm hành tinh khác để sinh sống?

Những năm gần đây, khi môi trường Trái Đất ngày một đi xuống, người ta đã bắt đầu nói về một kế hoạch di cư và sinh sống ngoài vũ trụ, cụ thể là sao Hỏa.

Loài người có nên từ bỏ Trái Đất ?

Con người đang ngày càng tỏ ra sốt sắng hơn với những dự án thám hiểm không gian đi tìm miền đất hứa để định cư, đề phòng trường hợp Trái Đất không còn là nơi phù hợp để chúng ta sinh sống nữa. Đây là một kế hoạch quan trọng cho sự tồn vong của nhân loại trong tương lai, mặc dù vậy đã xuất hiện một câu hỏi khiến nhiều người phải suy nghĩ về kế hoạch tương đối xa vời này: Chúng ta có nên cải thiện chính ngôi nhà của mình trước khi rởi bỏ nó một cách phũ phàng?


Một khu định cư vũ trụ trong tương lai của loài người (ảnh concept).

Trái Đất, ngôi nhà gần 5 tỷ tuổi

Để mở đầu cho những luận điểm trong bài viết, các bạn có thể xem đoạn video dưới đây để một lần nữa nhìn lại Trái Đất của chúng ta đẹp như thế nào.


Sự sống trên Trái Đất là điều tuyệt vời nhất

Trái Đất được hình thành vào khoảng 4,7 tỷ năm trước, theo nghiên cứu của những nhà khoa học. Nếu như khủng long từng là loài thống trị Trái Đất lâu nhất trong lịch sử của hành tinh này thì ngược lại, con người chúng ta mới chiếm lĩnh nó trong một khoảng thời gian quá ngắn nhưng lại là loài có tốc độ phát triển ghê gớm nhất về cả dân số, sự phát triển của xã hội và khoa học kĩ thuật.

Với tốc độ phát triển như vậy, loài người đã làm biến đổi gần như hoàn toàn khí hậu Trái Đất chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt, nếu tính từ thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ tại Anh sau phát minh máy hơi nước của James Watt thì ngôi nhà của nhân loại đã "xuống cấp" quá nhanh.

Cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách ồ ạt sẽ khiến hiệu ứng nhà kính trở thành cơn ác mộng lớn nhất trong lịch sử loài người, đi sau đó là Trái Đất sẽ nóng lên và gây ra những hậu quả hết sức khó lường đối với đời sống của nhân loại. Điển hình như việc băng ở hai cực sẽ tan và khiến mực nước biển dâng cao, điều này trực tiếp xóa sổ những khu vực có thể sinh sống có độ cao thấp ví dụ như Hà Lan.


Đổ bộ lên Sao Hỏa sẽ là bước đi đầu tiên để thực hiện những cuộc di cư ra ngoài vũ trụ.

Đến Sao Hỏa sinh sống, một kế hoạch đầy tham vọng

Với viễn cảnh tương lai sẽ không còn đất để sống, nhân loại mới sốt sắng đi tìm ngôi nhà mới ngoài vũ trụ, điển hình nhất là ý tưởng đưa con người lên Sao Hỏa để sinh sống của NASA được rất nhiều người bàn tán trong thời gian qua. Về cơ bản thì việc con người tiến hành sinh sống và định cư trên Sao Hỏa trong tương lai sẽ là một lựa chọn không hề tồi khi mà những người đề xuất ra kế hoạch lịch sử này cho biết có 5 lý do để họ làm như vậy:

Đảm bảo sự sống còn của loài người

Việc đưa con người lên sinh sống ở nhiều hành tinh sẽ đảm bảo cho sự tồn tại của chúng ta hàng nghìn năm, thậm chí hàng triệu năm kể từ bây giờ. Sao Hỏa là mục tiêu lý tưởng của con người vì nó có kích thước phù hợp, gần giống với Trái Đất và có nước đóng băng trên bề mặt. Hơn nữa, đây là lựa chọn tốt nhất hiện có bởi sao Kim và sao Thủy quá nóng, Mặt Trăng lại không có khí quyển để bảo vệ cư dân trước tác động thiên thạch.

Khám phá sự sống trên sao Hỏa

Để khám phá liệu có sự sống tồn tại trên sao Hỏa hay không, chúng ta cần phải đào xuống bề mặt hành tinh này, sâu hơn nữa so với những gì mà thiết bị tự hành của NASA thực hiện. Nhiều chuyên gia cho rằng thay vì đưa robot lên đó, con người nên đặt chân lên hành tinh đỏ bởi chúng ta có thể thực hiện khám phá nhanh hơn 10.000 lần so với chúng.

Nâng cao chất lượng cuộc sống trên Trái Đất

Chỉ bằng cách đẩy nhân loại đi tới giới hạn, xuống đáy đại dương và lên vũ trụ, chúng ta sẽ tạo ra những khám phá khoa học công nghệ có thể thích ứng và cải thiện cuộc sống trên Trái Đất. Sự đổi mới trong một lĩnh vực sẽ kích thích sự thay đổi mang tính cách mạng trong một lĩnh vực khác. Tương tự như vậy, công nghệ sử dụng trong nhiệm vụ đưa người lên sao Hỏa có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác như y học hoặc nông nghiệp.

Tạo bước đệm cho thế hệ tương lai

Theo nhà thiên văn học Neil deGrasse Tyson, một lý do khác khiến chúng ta phải đi tới sao Hỏa đó là truyền cảm hứng cho các nhà thám hiểm không gian tương lai. Khát vọng khám phá không gian của con người sẽ tạo ra nhiều đổi mới công nghệ tiên tiến, chắc chắn có lợi cho nhân loại bằng cách này hay cách khác.

Rõ ràng, ý tưởng con người di cư lên Sao Hỏa hay thậm chí là nhiều hành tinh khác trong tương lai xa là không hề tội nếu xét đến tốc độ hủy hoại môi trường của con người như hiện nay. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải đặt ra câu hỏi: Như thế có đáng không?

... hay sửa chữa sai lầm?

Với ý tưởng di cư ra ngoài vũ trụ thì NASA đã nhận được không ít lời tán dương còn có cả những ý kiến phản đối khi không ít nhà khoa học cho rằng chuyện di cư với cấp độ hành tinh như vậy chỉ thực hiện khi Trái Đất thực sự không còn là chốn dung thân phù hợp cho loài người.


Đừng phá hỏng ngôi nhà duy nhất của chúng ta.

Kể từ khi tạo ra những bước nhảy vọt về công nghệ, con người đã gần như vét cạn mọi tài nguyên hóa thạch có trên Trái Đất và tàn phá môi trường đến mức mà các nhà khoa học đã đưa ra kết luận về cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 đang diễn ra, với con người sẽ là nạn nhân của những hành động thiếu suy nghĩ do mình gây nên.

Theo đó, thay vì chi hàng tỷ USD để thực hiện một dự án có lẽ phải vài trăm năm nữa mới có tiến triển thực sự thì nhân loại nên chú ý vào việc chăm chút lại chính ngôi nhà xanh của mình trước khi chúng ta rơi vào tình trạng "ở cũng không xong mà đi cũng dở".

Các nhà khoa học, chuyên gia môi trường đã mất hàng thập kỷ để thuyết phục chính quyền các nước trên thế giới chung tay ký vào Nghị định thư Kyoto với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Kể từ tháng 9/2011 đã có khoảng 191 nước kí kết tham gia chương trình này, mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về nghị định này nhưng ít ra nó cũng có thấy con người không hề khoanh tay đứng nhìn Trái Đất bị hủy hoại.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy, quá trình thực hiện những phương án để bảo vệ môi trường toàn cầu đã gặp không ít khó khăn khi mà chính phủ các nước trên thế giới từng có lúc không tìm được tiếng nói chung, thậm chí nhiều nước còn quan tâm đến lợi ích chính trị hơn là lợi ích lâu dài cho người dân nước đó. Nhưng trước sức ép của dân chúng thì không ít nhà lãnh đạo phải nghĩ lại về vấn đề môi trường.

Bên cạnh đó, hàng trăm dự án về cây xanh, năng lượng sạch, tái chế rác thải, bảo vệ động vật hoang dã cũng đã được triển khai trên toàn thế giới trong thời gian qua và hầu hết những người được coi là cư dân Trái Đất hiện đã ý thức được tình trạng khẩn cấp về môi trường, chúng ta đều hiểu rằng bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ chính là đảm bảo một tương lai tươi sáng cho thế hệ sau này.


Năng lượng từ sức gió và mặt trời sẽ là tương lai của cuộc sống hiện đại.

Mặc dù tình trạng ô nhiễm hiện nay vẫn đưa được cải thiện giống như những gì chúng ta mong đợi, nhưng điều đó không có nghĩa là không có hi vọng vào tương lai khi mà các nước trên thế giới đã dần gạt bỏ những vấn đề riêng để chung tay cứu lấy Trái Đất vì chắc chắn chúng ta sẽ không từ bỏ ngôi nhà của chính mình khi mà nó vẫn còn có thể cứu vãn được.

Hi vọng vào tương lai

Nếu thực hiện một cuộc di cư với quy mô hành tinh thì ngoài chi phí vượt xa sức tưởng tượng còn có những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện mà chỉ cần một sai sót nhỏ có thể khiến hàng triệu người thiệt mạng. Rõ ràng là việc cải thiện môi trường sống trên Trái Đất có ít rủi ro hơn một chiếc tàu vũ trụ chở người phát nổ trong không gian.

Mặc dù vậy rồi sẽ đến lúc con người phải rời khỏi ngôi nhà của chính mình để ra đi tìm một nơi cư trú khác. Nhưng hãy đặt hy vọng, dù là nhỏ nhoi nhất, rằng đó sẽ chỉ là một thuộc địa của loài người, bên cạnh ngôi nhà chính Trái Đất.


Di cư vũ trụ không phải chuyện đơn giản.

Theo genK
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video