Loài người đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Trong suốt 1 triệu năm lịch sử, loài người đã có những thời kỳ gặp những “nút cổ chai” trong sự phát triển số lượng ở những thời kỳ nào đó mà số chết nhiều hơn số sinh.

Các nhà khoa học Trường ĐH Utah (Hoa Kỳ) đã tính toán là 1,2 triệu năm về trước, thời kỳ mà tổ tiên chúng ta sống rải rác ở châu Phi, châu Âu và châu Á, dân số trên toàn thế giới chỉ vào khoảng 18.500 người (và không thể vượt quá con số 26.000 người), nghĩa là ít hơn cả tinh tinh (gorilla, tổng số cá thể khoảng 25.000) và người vượn (chimpanzee, ước khoảng 21.000 cá thể).

Loài người hiện đại, nếu dựa trên những biến số di truyền, thì thua kém các loài linh trưởng khác. Trong lịch sử tồn tại của mình, đã có những thời kỳ họ gặp những “nút cổ chai” trong sự phát triển số lượng ở những thời kỳ nào đó mà số chết nhiều hơn số sinh.

Loài người đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: blogspot.com

Chẳng hạn trong sự kiện “siêu núi lửa” Toba phun trào ở Indonessia vào 70.000 năm trước, gây ra một “mùa đông hạt nhân” (nuclear winter), chỉ còn 15.000 sống sót. Một tính toán khác còn chỉ ra trong suốt 2 triệu năm trước, số người trên hành tinh không vượt quá con số 20.000.

Việc sử dụng phương pháp mới dựa trên các chất đánh dấu di truyền ADN trong bộ gen đã giúp các nhà khoa học nghiên cứu Di truyền học không chỉ tìm hiểu con người hiện đại mà cả tổ tiên sớm nhất của chúng ta như Con người đứng thẳng (Homo erectus, thường được coi là tổ tiên trực tiếp của loài người), Con người hậu chất (Home ergaster) và Con người khôn ngoan (Homo sapiens) cổ xưa. Nhờ vậy, các nhà khoa học đã có trong tay đủ thông tin về các chuỗi ADN để từ đó xác định quy mô dân số các thời kỳ trước

Nhà di truyền học về loài người Lynn B. Jorde và các đồng nghiệp đã nghiên cứu những phân đoạn của bộ gen, chứa đựng các yếu tố biến động, có tên là phân đoạn Alu, gồm những đoạn ADN dài chừng 200 cặp bazơ, bị chèn một cách ngẫu nhiên vào bộ gen. Đây là một trường hợp hiếm hoi, vì khi chèn được vào, chúng sẽ truyền lại qua các thế hệ, có vai trò như một chất đánh dấu phản ảnh thời kỳ tăng và giảm dân số loài người.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự đột biến ADN gần các chất đánh dấu Alu ấy trong hai bộ gen của người hiện đại và người cổ đại trong các hóa thạch người tiền sử, sự đột biến của chúng và dùng tính đa dạng của nucleotid để đoán nhận tuổi của các vùng trong bộ gen. Từ những nghiên cứu này, họ đã tính toán được sự đa dạng về mặt di truyền giữa tổ tiên sớm nhất của chúng ta và con người hiện đại. Họ đi đến kết luận rằng vào khoảng 1 triệu năm về trước đã từng xảy ra những thảm họa lớn, ít nhất cũng có quy mô như vụ siêu núi lửa Toba phun trào, đã quét sạch nhiều loài trên Trái đất.

Giáo sư Jorde đưa ra giả thuyết rằng loài người và tổ tiên trực tiếp của chúng ta đã trải qua những chu kỳ bao gồm thời kỳ có quy mô dân số phát triển cũng như thời kỳ suy thoái đến mức đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Jorge và các đồng nghiệp đã công bố những phát hiện của mình trên Tạp chỉ Proceedings of the National Academy of Sciences số mới đây.

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video