Loài nhện “súng cao su” kỳ lạ có tốc độ nhanh gấp 100 lần báo săn

Nhện "súng cao su" có thể tự phóng cơ thể mình cùng bó tơ để bắt mồi với tốc độ làm các nhà khoa học kinh ngạc.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia là những người mới đưa ra nghiên cứu đầu tiên về cách loài nhện tuyệt vời này tích trữ đủ năng lượng để tạo ra gia tốc 1.300m/s2 - gấp 100 lần gia tốc của báo săn. Gia tốc đó tạo ra vận tốc 4m/s khiến con nhện chịu lực xấp xỉ 130Gs, gấp hơn 10 lần những gì phi công máy bay chiến đấu có thể chịu được.

Loài nhện đặc biệt của Peru và những người anh em họ của nó nổi bật trong số các loài nhện nhờ khả năng tạo ra các công cụ bên ngoài và sử dụng chúng như lò xo để tạo ra chuyển động cực nhanh. Khả năng giữ một lò xo sẵn sàng phóng trong nhiều giờ trong khi chờ một con mồi đến gần cho thấy một công cụ tuyệt vời khác giống như một cơ chế chốt để thả lò xo.


Hình ảnh nhện súng cao su nằm chờ con mồi.

“Không giống như ếch, dế hay châu chấu, nhện súng cao su không dựa vào cơ bắp của mình để nhảy thật nhanh. Khi nó dệt một mạng lưới mới mỗi đêm, con nhện tạo ra một lò xo ba chiều phức tạp. Nếu so sánh lò xo tơ tự nhiên này với các ống nano cacbon hoặc các vật liệu nhân tạo khác về mật độ công suất hoặc mật độ năng lượng, thì đó là cấp độ mạnh hơn nhiều”, Saad Bhamla, trợ lý giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia cho biết.

Nhện súng cao su có tên khoa học là Theridiosomatid. Chúng nổi bật với khả năng xây dựng mạng lưới nhện hình nón ba chiều với một dây căng gắn vào giữa. Loài nhện này có chiều dài khoảng 1mm, kéo dây căng bằng hai chân trước để kéo căng cấu trúc trong khi giữ chặt mạng bằng hai chân sau. Khi cảm nhận được bữa ăn trong phạm vi, con nhện sẽ phóng mạng và chính nó về phía ruồi hoặc muỗi. Nếu vụ phóng thành công, con nhện sẽ nhanh chóng kết thúc bữa ăn của mình trong tơ. Nếu bỏ lỡ, nó chỉ cần kéo dây căng để đặt lại mạng chờ cơ hội tiếp theo.

Symone Alexander, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của Bhamla, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng cách thức bắt mồi này có thể mang lại cho con nhện lợi thế về tốc độ và sự bất ngờ và thậm chí có thể gây choáng váng cho con mồi. Những con nhện rất nhỏ và chúng đuổi theo những con côn trùng bay nhanh lớn hơn chúng. Để bắt được một con mồi, rõ ràng phải nhanh hơn chúng rất nhiều”.

Nhện súng cao su được mô tả trong một ấn phẩm năm 1932, gần đây hơn là bởi Jonathan Coddington, hiện là nhà nghiên cứu côn trùng học tại Viện Smithsonian.

Bhamla quan tâm đến các sinh vật nhỏ nhưng di chuyển nhanh, vì vậy ông và Alexander đã sắp xếp một chuyến đi để nghiên cứu sinh vật đặc biệt này bằng máy ảnh chụp cực nhanh để đo và ghi lại chuyển động của chúng chính xác nhất.

“Chúng tôi muốn tìm hiểu rõ chuyển động cực nhanh này bởi vì chúng có thể khiến quan điểm của chúng ta thay đổi từ suy nghĩ loài báo và chim ưng là những loài động vật nhanh nhất. Thực tế, có rất nhiều động vật không xương sống rất nhỏ có thể đạt được chuyển động nhanh thông qua các cấu trúc bất thường. Chúng tôi thực sự muốn hiểu làm thế nào những con nhện này đạt được gia tốc đáng kinh ngạc đó”, Bhamla nói.

Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn khiến các nhà khoa học chưa giải thích được về loài nhện súng cao su này đó là làm thế nào mà con nhện cảm nhận được con mồi của nó và xác định vị trí để “ngắm bắn”. Bhamla tin rằng nó có lẽ phải sử dụng thêm một kỹ thuật cảm nhận âm thanh nào khác nữa.

Cập nhật: 20/08/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video