Nhiều chuyên gia hàng đầu về bảo tồn động vật hoang dã đã tới quần đảo Galapagos ở Ecuador để theo dõi thói quen kết đôi và làm tổ của loài rùa ở đây khi mùa sinh sản đang tới gần, nhằm cứu cho loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
>>> Rùa George quá cố vẫn còn họ hàng
Galapagos nằm cách bờ biển Ecuador tới 1.000km, gồm 13 đảo lớn và hơn 100 hòn đá cùng những đảo nhỏ, trở nên nổi tiếng sau khi Charles Darwin tới đây năm 1835 để tiến hành nghiên cứu quan trọng đã truyền cảm hứng để ông cho ra đời Thuyết Tiến hóa.
Rùa Galaparos
Hoạt động làm ổ để sinh sản đã bắt đầu diễn ra từ tháng trước ở Công viên Quốc gia Galapagos và sẽ được giám sát trong suốt tháng 6 để xác định xem có bao nhiêu con rùa cái đã chuẩn bị ổ và bao nhiêu con rùa non sẽ xuất hiện.
Eduardo Espinoza, một chuyên gia sinh vật học đại dương cho biết trong quá trình đỉnh cao của hoạt động làm ổ, có tới 50 con rùa cái được phát hiện đang làm ổ tại một khu vực bãi biển.
Năm 2007, UNESCO đã tuyên bố môi trường ở quần đảo đang bị đe dọa do sự tăng lên của hoạt động du lịch và việc có nhiều loài xâm hại xuất hiện.
Các chuyên gia ước tính quần đảo có khoảng 300.000 con rùa lớn ở đây, nhưng số lượng loài rùa đã giảm đi trong thế kỷ 18 và 19 khi những người săn cá voi và các tay cướp biển tới đây giết rùa để lấy thịt tươi.
Những kẻ ghé tới đây còn mang theo các động vật xâm hại nguy hiểm như chuột, khiến cho số lượng loài rùa suy giảm.
Ngày hôm nay chỉ còn khoảng từ 30.000-40.000 con rùa lớn còn ở lại đảo Galapagos. Nơi này được UNESCO tuyên bố là Di sản thế giới trong năm 1978 vì đời sống động thực vật độc đáo ở đây.