Loài thú có túi lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất

Kangaroo mặt ngắn khổng lồ có thể cao tới 2,7m và nặng 240kg khi trưởng thành, lớn gấp đôi loài chuột túi lớn nhất còn sinh sống.


Hình ảnh phục dựng loài Procoptodon goliath. (Ảnh: Animal of the world).

Kangaroo mặt ngắn khổng lồ, Procoptodon goliath, từng lang thang trên khắp khu vực bán hoang dã ở phía nam Australia cách đây khoảng 50.000 - 18.000 năm trước khi bị tuyệt chủng do con người và biến đổi khí hậu. Với kích thước lớn gấp đôi và nặng gấp ba lần kangaroo đỏ (kangaroo lớn nhất ngày nay), chúng được ghi nhận là loài thú có túi lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Hóa thạch lớn nhất từng được khai quật của loài Procoptodon goliath có chiều cao khi đứng thẳng lên tới 2,7m. Con trưởng thành có thể đạt trọng lượng 240kg. Do cơ thể nặng nề, kangaroo mặt ngắn khổng lồ không thể nhảy cao và xa như chuột túi đỏ, khiến chúng dễ bị tổn thương do hoạt động săn bắn của con người cổ đại.

Procoptodon goliath chủ yếu ăn cỏ, lá cây và cây bụi. Do sống trong môi trường khô cằn, chúng phụ thuộc nhiều vào những nguồn nước đọng trong khu vực. Vì vậy, khi hạn hán nghiêm trọng xảy ra do biến đổi khí hậu ở thế Canh Tân, nguồn thức ăn và nước uống của chúng dần trở nên cạn kiệt, dẫn tới sự tuyệt chủng của quần thể loài.

Hóa thạch của Procoptodon goliath ngày nay được tìm thấy nhiều nhất tại khu vực Naracoorte thuộc bang South Australia, hồ Menindee thuộc New South Wales và vùng Darling Downs ở bang Queensland.

Cập nhật: 09/12/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video