Những sinh vật sống lâu đời nhất còn tồn tại trên Trái đất

  •  
  • 3.801

Vi khuẩn lam được biết đến là sinh vật sống cổ xưa nhất còn tồn tại khi có mặt trên Trái Đất từ cách đây 2,1 - 2,8 tỷ năm.

Cây củ ấu: 66 - 145 triệu năm (thời điểm xuất hiện trên Trái đất).

Kiến Martialis heureka: 120 triệu năm: Nghe cái tên của chúng có vẻ khá lạ lẫm, nhưng thực tế đây chỉ là một loài kiến lâu đời, được phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon. Cái tên của chúng có nghĩa là kiến sao Hỏa, vì có hành vi rất khác với những loài kiến ở Trái đất. Martialis huereka đã có mặt ở hành tinh này được 120 triệu năm. Loài kiến này màu nhạt, dài 3 mm, không có mắt, sống trong lòng đất.

Cây Bách Lan: 145 triệu năm.

Cá nhám mang xếp: > 150 triệu năm: Loài cá nhám mang xếp này được phát hiện ở Tokyo, Nhật Bản vào năm 2007. Chúng xuất hiện từ 150 triệu năm trước, đến nay vẫn còn tồn tại trong vùng nước sâu của đại dương. Loài cá này dài 1,5 m, có 300 cái răng hình đinh ba chia làm 25 hàng. Cái miệng kỳ lạ của cá nhám mang xếp khiến chúng nhìn lớn hơn các loài cá mập khác. Hiện tại, tuy còn tồn tại nhưng cá nhám mang xếp còn rất ít. Môi trường ô nhiễm quá mức, thay đổi nhiệt độ trong đại dương là những nguyên nhân chính khiến cá nhám mang xếp suy giảm số lượng.

Tôm móng ngựa: > 200 triệu năm: Tôm móng ngựa có cùng thời với khủng long, khoảng 200 triệu năm trước. Chúng cực nhỏ, chỉ khoảng 2 – 4 mm. Tuy nhiên loài tôm này lại có khả năng thích nghi tuyệt vời, chịu được điều kiện sống khắc nghiệt cũng như biến đổi địa chất. Chính vì thế mà nó còn tồn tại đến tận ngày nay.

Thông Wollemi: > 200 triệu năm.

Cá tầm: > 200 triệu năm: Trong họ cá xương, cá tầm là loài lớn tuổi nhất. Chúng đã có mặt trên Trái đất suốt 200 triệu năm qua. Hiện cá tầm vẫn tồn tại ở nhiều vùng như châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, cá tầm là loại cá rất được yêu thích, có giá trị. Cá tầm ngoài lấy thịt còn bị lấy cả trứng. Chính điều này đã đẩy chúng rơi vào danh sách các loài cực kỳ nguy cấp, mặc cho lượng trứng đẻ ra mỗi lứa là rất nhiều.

Cá tầm
 Hiện cá tầm vẫn tồn tại ở nhiều vùng như châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ.

Thông dù Nhật Bản: > 230 triệu năm.

Vạn tuế: > 280 triệu năm.

Cỏ tháp bút: > 300 triệu năm.

Thông kauri: 298 - 358 triệu năm.

Cá vây tay: 360 triệu năm: Trên Trái đất có 2 loại Coelacanath, chủ yếu sống tại châu Phi và Indonesia. Loài cá này có tuổi thọ khoảng 60 năm, đã sinh tồn và tiến hóa được 360 triệu năm. Chúng di chuyển như ngựa chạy nước kiệu và dài khoảng 2m, nặng tầm 90kg.

Rêu: 470 triệu năm.

Sam (cua móng ngựa): > 445 triệu năm: Cua móng ngựa có mặt từ 445 triệu năm trước, chủ yếu sống tại vùng biển nông. Cua móng ngựa xương cứng, đuôi dài, có gai. Loài này có tất cả 9 mắt rải rác khắp cơ thể, trong đó chỉ có 2 con mắt được dùng nhiều hơn bình thường, còn lại là để cảm thụ ánh sáng, kiểm soát chuyển độc. Cua móng ngựa đặc biệt ở chỗ có thể cảm nhận tia cực tím.

Ốc Anh Vũ: 500 triệu năm: Rất lâu trước khi khủng long xuất hiện và thống trị Trái đất, ốc Anh Vũ đã có mặt. Chúng hiện là thành viên duy nhất của nhóm động vật có vỏ còn tồn tại. Loài này được tìm thấy ở vùng nước nhiệt đới Andamanm, Fiji, Great Barrier Reef. Giới khoa học coi ốc Anh Vũ là hóa thạch sống, chỉ có thể tìm thấy nó ở độ sâu hơn 670 m mà thôi.

Ốc anh vũ
Rất lâu trước khi khủng long xuất hiện, ốc Anh Vũ đã có mặt trên Trái đất.

Sứa: > 550 triệu năm: Sứa tuy nhìn mỏng manh nhưng là loài động vật đa cơ quan lâu đời nhất thế giới, có từ hơn 550 triệu năm về trước. Chúng không có não và hệ thần kinh, mang nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau. Đặc biệt, sứa xuất hiện mọi đại dương. Tại các bờ biển của Việt Nam sứa cũng rất nhiều. Trong tất cả các loài sứa, sứa hộp là loài có nọc độc nhất.

Động vật thân lỗ: > 580 triệu năm: Động vật thân lỗ thoạt nhìn giống một cái cây, có đến 5000 loài khác nhau trên Trái đất. Từ 580 triệu năm trước chúng đã có mặt, sống trong các vùng nước nông sâu đa dạng. Động vật thân lỗ không có nội tạng, tay chân hay đầu. Thế nhưng chúng lại có khả năng khôi phục phần cơ thể bị mất rất kỳ diệu.

Trùng biến hình: 780 - 800 triệu năm.

Vi khuẩn lam: 2,1 - 2,8 tỷ năm:  Sinh vật lâu đời nhất trên Trái đất chính là vi khuẩn lam. Chúng là vi khuẩn đầu tiên tạo ra oxy qua quá trình quang hợp. Nói cách khác, nhờ vi khuẩn lam mà bầu khí quyển Trái đất chuyển đổi thành khí quyển mang tính oxy hóa. Loài này còn được gọi là vi khuẩn đầu mối xanh.

Cập nhật: 12/11/2024 Theo VNE/SHTT&ST
  • 3.801