Loài "thủy quái nước ngọt" khiến dân bơi lội chạy mất dép

Loài thủy quái này ai cũng sợ, và nên thấy sợ vì độ hung tợn của nó có thể vượt ngoài giới hạn.

Nhắc đến sông Amazon, ai cũng hiểu đó là một trong những khu vực "hung hiểm" nhất thế giới, khi có chứa quá nhiều quái vật đáng sợ.

Nhưng quái vật không chỉ xuất hiện ở Amazon. Tại các con sông ở Bắc Mỹ và khu vực Bắc Á - Âu, có một loài cá được người đời gọi là thủy quái vì độ hung dữ của nó. Đến mức, nó được đưa vào danh sách cảnh báo cho những người có ý định bơi lộ thiên dưới sông.

Đó là Northern pike, hay còn gọi là cá cẩu - một trong những sinh vật hung dữ trong thế giới nước ngọt.


Cá cẩu - kẻ săn mồi vĩ đại của sông hồ.

Thực sự thì hiếm có loài cá nước ngọt nào có kích cỡ to lớn đến vĩ đại như cá cẩu.

Một con cá cẩu có thể nặng đến 27kg, dài gần 2m, và chúng được xem là một trong những loài săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn tại ao, hồ, hoặc các khu vực sông chúng trú ngụ.


Một chú cá cẩu khổng lồ.

Cá cẩu có tốc độ bơi tương đối nhanh, tới 8km/h, nhưng quan trọng hơn là chúng cực kỳ hung dữ. Chúng ăn bất kỳ thứ gì nhét vừa miệng - từ những con cá nhỏ hơn, đến ếch nhái, và cả các loài thú cỡ nhỏ không may rơi xuống nước, như sóc, chuột, quạ... Do đặc tính tấn công theo bầy, chúng còn được gọi là những con sói trong ao hồ.


Cá cẩu ăn bất kỳ thứ gì lọt vào mồm chúng

Khả năng "đặc biệt" của cá cẩu là ăn được lượng thức ăn bằng với trọng lượng của bản thân. Chúng sẵn sàng tấn công cả những sinh vật với kích cỡ gần như tương đồng với cơ thể. Thậm chí, đã từng có trường hợp cá chết vì... mắc nghẹn, do nuốt phải con mồi cùng cỡ.

Cá cẩu là một trong số ít những loài cá có tập tính ăn thịt đồng loại. Khi quần thể trở nên quá đông đúc (với tỉ lệ cá so với con mồi là 2 -1), thì những chú cá cẩu bé mặc nhiên trở thành nạn nhân của cuộc tàn sát.


Thủy quái nước ngọt đối với người bơi lội.

Về cơ bản, cá cẩu không phải là mối đe dọa với con người. Tuy nhiên, nếu như đi bơi mà không may trúng phải đường bơi của cá, nó sẵn sàng "khợp" luôn cả chúng ta. Và sự thực là cú cắn của cá cẩu không hề dễ chịu chút nào.

Cá cẩu có một "bộ nhá" khá kỳ lạ, gồm nhiều răng nhọn mọc lởm chởm như các móc câu nên rất khó gỡ ra. Nhưng vấn đề còn nằm ở chỗ, nước bọt của cá cẩu có chứa một hợp chất chống đông máu khá mạnh. Cũng vì vậy mà vết thương do cá cẩu gây ra rất khó cầm máu và không dễ chữa lành.

Dẫu vậy, cá cẩu có vai trò khá quan trọng đối với con người, đặc biệt là với dân câu. Sở hữu kích cỡ khá lớn với khả năng sinh sản mạnh, cá cẩu là "nhân vật chính" trong các cuộc thi câu tại Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, một số tiểu bang đã ra luật thắt chặt sự di cư của cá cẩu. Lý do là vì khả năng sinh sản và thích nghi khá mạnh, cùng đặc tính hung dữ khiến loài cá này trở thành sinh vật ngoại lai nguy hiểm đối với mọi hệ sinh thái.


Cá cẩu chỉ là công cụ giải trí, chứ không có giá trị về thực phẩm.

Hơn nữa, đa phần người đi câu loài cá này sau đó đều thả đi, vì cá cẩu tuy to lớn nhưng thịt chứa rất nhiều xương, không phải nguồn thực phẩm tốt. Vậy nên có thể nói lượng cá cẩu chỉ có thể tăng thêm, chứ không giảm đi được.

Cập nhật: 21/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video