Loài trăn có lớp da cứng như bộ giáp

Trăn Calabar ở châu Phi được mệnh danh là "tê giác trong thế giới loài rắn" vì sở hữu lớp da dày gấp 15 lần trăn thông thường.

Trăn Calabar (Calabaria reinhardtii) không phải loài trăn lớn nhất hay nguy hiểm nhất thế giới nhưng một nghiên cứu mới phát hiện lớp da siêu dày cứng như bộ giáp khiến nó trở thành một trong những loài khó đánh bại nhất, Earth Touch News hôm 12/12 đưa tin.


Cận cảnh lớp da cứng như bộ giáp của trăn Calabar. (Video: YouTube).

Loài trăn màu vàng nâu này chỉ dài khoảng một mét, không có nọc độc và chuyên săn động vật nhỏ. Chúng dành phần lớn thời gian sống dưới đất và thảm lá mục trong những khu rừng ấm ở châu Phi. Trăn Calabar thường chui vào hang chuột để tìm kiếm thức ăn yêu thích là những con chuột non.

Trong khi săn con non, trăn Calabar phải đối mặt với nguy hiểm lớn là phản ứng tự vệ của chuột bố mẹ. Chúng có thể hứng đòn tấn công từ chuột trưởng thành và vết cắn của chuột không mấy dễ chịu. Những chiếc răng cửa lớn và sắc của chuột có thể gây ra vết thương nghiêm trọng, thậm chí lấy mạng kẻ thù. Nhưng trăn Calabar dường như không sợ hãi trước nguy cơ.

"Khi bị tấn công hoặc đe dọa, thay vì chạy trốn, C. reinhardtii dựa vào hành vi tự vệ bị động, bao gồm cuộn mình, giấu đầu và nhô cao phần đuôi có màu sáng hơn so với phần còn lại của cơ thể", nhóm nghiên cứu ở Đại học Missouri, cho biết.

Để tìm hiểu bí quyết săn mồi của loài trăn, các nhà nghiên cứu kiểm tra da của chúng. Họ đo độ dày lớp da, xem xét cấu trúc hiển vi của da và dùng kim tiêm dưới da đâm thẳng vào mẫu vật da. Họ cũng thực hiện kiểm tra tương tự trên da của 13 loài rắn khác trên khắp thế giới với tập quán sinh sống đa dạng như trăn siết mồi, rắn đuôi chuông, rắn sọc dài.


Da của trăn Calabar giống như một bộ áo giáp.

Nhóm nghiên cứu phát hiện da của trăn Calabar giống như một bộ áo giáp. So với những loài trăn hoặc rắn có cùng kích thước, da của loài này dày hơn tới 15 lần. Cách bố trí vảy độc đáo trên da trăn Calabar giúp giảm tối thiểu những điểm yếu. Da chúng không hoàn toàn chống đâm thủng, nhưng cần tác động nhiều lực hơn lên cây kim để đâm xuyên qua so với các loài khác trong thí nghiệm. Điều đó có nghĩa hàm răng của chuột mẹ giận dữ có thể không gây ra nhiều nguy hiểm.

Bí quyết khiến da trăn Calabar vừa bền chắc vừa linh hoạt nằm sâu bên trong lớp hạ bì, nơi hàng bó collagen được sắp xếp theo các lớp đan chéo. Đây cũng là đặc trưng làm cho da tê giác trở nên cứng rắn. Do đó, các nhà nghiên cứu gọi trăn Calabar là "tê giác trong thế giới loài rắn".

Cập nhật: 14/12/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video