Loãng xương ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh

Loãng xương, theo định nghĩa được đưa ra tại Hội nghị châu Âu về loãng xương năm 1990, là một bệnh đặc trưng bởi một khối lượng xương thấp tới mức làm cho xương trở nên giòn và dẫn tới gãy xương. Bệnh loãng xương là một bệnh gây tàn phế và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở các nước phát triển có đời sống cao và điều kiện kinh tế khá giả.

Theo tác giả Riggs trong một cuộc đời phụ nữ sẽ mất khoảng 35% xương đặc và khoảng 50% xương xốp, trong khi đó ở nam giới bị mất chất xương ít hơn chỉ vào khoảng 2/3. Đặc biệt giai đoạn mất xương nhanh ở phụ nữ thường xuất hiện sau khi mãn kinh.

Các dấu hiệu của bệnh loãng xương: Ở người già nói chung và phụ nữ mãn kinh nói riêng, triệu chứng của loãng xương thường biểu hiện:

- Đau chủ yếu là cột sống, loãng xương rất hiếm khi đau ở các chi thể, triệu chứng đau ở vùng cột sống lưng và thắt lưng thường xảy ra sau một động tác dồn nén cột sống đột ngột hoặc gắng sức nhẹ hay một cử động khác thường ở cột sống.

- Bệnh tiến triển âm thầm nhiều năm, dần dần dẫn đến cong vẹo cột sống, giảm chiều cao, xương giòn và dẫn tới gãy xương đặc biệt hay gặp gãy xương ở cổ xương đùi, cổ xương cánh tay, xương sườn, cột sống, xương chậu... Từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do phải bất động nằm lâu.

Vì vậy việc phát hiện sớm và dự phòng loãng xương ở người già nói chung và phụ nữ nói riêng rất quan trọng. Theo giáo sư Trần Đức Thọ - Viện trưởng Viện Lão khoa VN, việc dự phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh bao gồm:

1. Chế độ ăn: Cần cung cấp đủ năng lượng đủ chất canxi (trứng và sữa là loại thức ăn chứa nhiều canxi), trong khẩu phần ăn nên có 100gr thịt hoặc cá, mỗi ngày nên uống 200ml sữa tươi hoặc 2 hộp sữa chua.

2. Liệu pháp vận động: không vận động hoặc phải bất động lâu ngày tại giường sẽ làm nặng thêm tình trạng loãng xương. Vì vậy nếu cần phải nghỉ ngơi thì không nên bất động hoàn toàn mà cần phải vận động, thụ động các chi một cách nhẹ nhàng hợp lý.

3. Uống Ostrogen và Progesteron: Phòng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh bằng uống Ostrogen và Progesteron theo chu kỳ 10-20 ngày mỗi tháng. Nhiều tác giả cũng coi việc điều trị bằng Ostrogen như là một phương pháp lý tưởng để phòng mất khối xương.

4. Liệu pháp canxi: dùng canxi với liều 500-700mg/ngày để bổ sung lượng canxi sau mãn kinh và làm giảm tỷ lệ gãy xương do mất chất xương.

Theo giáo sư Trần Đức Thọ, ở phụ nữ có rối loạn mãn kinh có thể trạng béo thì sử dụng công thức phòng loãng xương như sau: 

  • Estron 50mg dùng 10 ngày và Progesteron dùng 5 ngày tiếp theo. 
  • Cốm canxi 2g/ngày.
  •  Vitamin D2 500 UI 2viên/ngày hoặc Rocaltrol 0,25 microgram/ngày. 
  •  Strerogyn tiêm bắp thịt, 1 ống/tháng.

BS Bạch Long

Theo Thanh Niên Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video