Lốc xoáy pha lê kỳ lạ trên đỉnh dãy Andes

Các nhà khoa học phát hiện một dạng lốc xoáy mới hình thành ở dãy Andes Nam Mỹ, khiến những tinh thể đá cứng như pha lê xuất hiện dọc các cồn cát.

Những tinh thể đá pha lê có kích cỡ khoảng 27cm, nằm rải rác ở những cồn cát cách tâm lốc nhiều kilomet, theo Science Alert. Dựa vào khoảng cách này, các nhà khoa học suy đoán cường độ và sức gió của cơn lốc phải lên đến con số kỷ lục. Kết quả nghiên cứu được công bố hồi tháng 1 năm nay trên tạp chí Geology.

Dãy Andes là biên giới tự nhiên giữa Chile và Argentina, bao gồm vùng núi Salar de Gorbea, có khí hậu và đặc tính địa điểm thách thức mọi nhà khoa học trên thế giới. Sa mạc cát khô cằn Salar de Gorbea bất ngờ xuất hiện những đụn cát với hàng nghìn tinh thể pha lê, tạo nên cảnh quan siêu thực thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu.


Một khối tinh thể băng trên dãy Andes. (Ảnh: Science Alert).

Theo các nhà khoa học, những mảnh tinh thể màu trắng sữa hình thành trong những hồ núi lửa axit mặn. Địa điểm gần nhất cách sa mạc Salar de Gorbea ít nhất là 5km. Kathleen Benison, nhà địa chất học ở Đại học West Virginia, cho biết khi đang xem xét các tinh thể trong khu vực, cô phát hiện một cơn lốc lớn di chuyển qua một thung lũng cách nơi cô đứng vài kilomet. Hiện tượng này lặp lại suốt chuyến công tác ở Salar de Gorbea của cô.

Trong ba ngày liên tiếp vào các buổi chiều, cơn lốc di chuyển từ khu vực thung lũng nơi có hồ axit mặn đến những cồn cát rồi suy yếu dần và tan biến. Kathleen gọi hiện tượng kỳ lạ này là Quỷ Sỏi, một hình thức lốc xoáy cực đoan cường độ thấp diễn ra trong thời gian dài.

"Tôi vẫn nhớ mình đã cầm một trong những tinh thể này và ngắm chúng tan dần trong tay. Tôi nhìn lên và bắt gặp ngay một cơn lốc quỷ đang chậm rãi lướt qua", Kathleen cho biết.

Sau khi nghiên cứu cụ thể, Kathleen nhận ra những gì cô có thể giải thích sự xuất hiện bí ẩn của tinh thể pha lê. Cơn lốc xoáy đủ mạnh để hút tinh thể từ các bể axit mặn trong thung lũng và kéo chúng vào cồn cát.

Theo thống kê của Kathleen, cơn lốc lớn nhất cao tới vài kilomet, với đường kính 500m. Những cơn lốc xoáy này di chuyển từ thung lũng đến cồn cát mang theo các tinh thể đá pha lê. Khi chúng suy yếu, tinh thể đá sẽ từ từ văng tự do từ độ cao 4,5m.


Lốc xoáy ở dãy Andes có thể là hiện tượng các nhà khoa học chưa từng chứng kiến ​​trong lịch sử.

Thông thường, nếu một cơn lốc có đủ lực, chúng hoàn toàn có khả năng hút và mang theo những vật thể nặng. Ví dụ, cơn mưa chuột khắp sa mạc Arizona là do một cơn lốc xoáy gây ra. Tuy nhiên, chúng rất hiếm khi xảy ra.

Theo Guardian, hiện nay, những cơn lốc xoáy tại Andes chỉ đạt tốc độ tối đa khoảng 70km/h. Với tốc độ này, khả năng lốc xoáy đủ sức hút các tinh thể đá vào không khí gần như rất thấp. Lốc xoáy ở dãy Andes có thể là hiện tượng các nhà khoa học chưa từng chứng kiến ​​trong lịch sử.

Một giả thuyết khác cho rằng áp suất không khí thấp ở sa mạc Salar de Gorbea cùng hình dạng dài của tinh thể pha lê mới là yếu tố giúp chúng dễ dàng bị hút lên không và bay ở độ cao vài kilomet.

Cập nhật: 15/05/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video