Lõi Trái đất có nguồn gốc từ siêu tân tinh?

Một vụ nổ siêu tân tinh sẽ tống ra không gian vô số đám mây bụi khổng lồ. Những đám mây này chứa nhiều sắt và chuyển động với vận tốc rất nhanh. Các nhà khoa học Israel cho rằng chính chúng là thành phần đã cấu thành lõi Trái đất.

Nguồn gốc của lõi Trái đất

Nghiên cứu do tiến sĩ Dr Danny Tsebrenko và tiến sĩ Dr Noam Soaker của Viện Công nghệ Israel thực hiện. Siêu tân tinh là vụ nổ xuất hiện vào thời khắc diệt vong của các ngôi sao, khi chúng đã đốt cháy hết năng lượng bên trong và nổ tung.


Một đám mây bụi lớn sau vụ nổ siêu tân tinh - (Ảnh chụp màn hình NASA)

Các nhà nghiên cứu đã dùng một máy tính cực mạnh để mô phỏng vụ nổ siêu tân tinh. Họ phát hiện một số siêu tân tinh có chứa lượng sắt khổng lồ lớn gấp mấy lần khối lượng sao Mộc, hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời.

Sau khi nổ, những gì còn sót lại của siêu tân tinh là những đám tinh vân khồng lồ chứa nhiều bụi và khí, trong đó có các đám mây chứa sắt rất lớn. Chúng bị bắn ra tứ tán, xuyên qua không gian, tỏa đi khắp nơi trong vũ trụ và có thể tạo thành lõi của những hành tinh như Trái đất, các nhà khoa học cho biết.

Các hành tinh và thiên thể được được cấu thành từ những nguyên tố nặng như sắt, natri, canxi. Các ngôi sao có thể tạo ra các nguyên tố này trong lòng của nó và phát tán đi khắp vũ trụ bằng vụ nổ siêu tân tinh. "Phần lớn sắt trên Trái đất bắt nguồn từ các siêu tân tinh", tiến sĩ Soker khẳng định.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video