Lươn mù chuyên ăn cá lớn

Người ta thường nói "cá lớn nuốt cá bé", thế nhưng những con lươn bé nhỏ lại ăn cá lớn. Nó có thể chui qua mang cá để vào khoang bụng, ăn phủ tạng và thịt của cá.

(Ảnh: relist.net)

 

Lươn mù sở dĩ có thể sống ký sinh trong cá lớn vì kết cấu đặc biệt của nó. Lương mù cũng giống lươn nước ngọt, nhưng đầu không có hàm trên hàm dưới, mồm chỉ là một miếng hút mọc răng sừng sắc nhọn. Mang của nó ở dạng túi, lỗ mang trong nối trực tiếp với họng, lỗ mang ngoài cách xa miệng ở phía sau loe ra ngoài, khiến cho phần thân trước của nó chui sâu vào bụng cá, vẫn không ảnh hưởng đến hô hấp. Lươn mù dựa vào miệng hút để bám vào mình cá, sau đó tìm cơ hội luồn vào mang cá. Do lươn mù sống lâu trong bụng cá nên mắt bị thoái hóa ẩn dưới da. Khứu giác và 4 cặp xúc tu của nó rất nhạy bén, nhận thấy ngay con mồi đến gần.

Lươn mù thuộc động vật miệng tròn (Cyclostomata), lưỡng tính, khi giao phối, nó làm con đực trước, một thời gian sau lại làm con cái. Thụ tinh xong không qua biến thái, trực tiếp đẻ ra lươn con.

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video