Lý giải nguyên nhân con người có 10 ngón tay

Với 10 ngón tay linh hoạt, chúng ta có thể cầm nắm các đồ vật một cách dễ dàng cũng như thực hiện nhiều động tác khéo léo.

Mark Changizi, chuyên gia lý thuyết thần kinh người Mỹ, phát triển một công thức toán học gọi là định luật về chi (Limb Law) có thể dùng để giải thích số lượng chân của một con côn trùng hoặc các loài động vật khác mà chỉ cần dựa vào độ dài chân của nó, theo Science 2.0.


Con người có 10 ngón tay linh hoạt để cầm nắm các đồ vật. (Ảnh: Instructables).

Theo định luật về chi, số lượng chi của sinh vật (N) được tính như sau: N≈2π/k. Gọi L là chiều dài của chi và R là bán kính cơ thể thì k là tỷ số chi, k= L/(L+R). Độ dài các chi càng ngắn thì kết quả càng chính xác.

Bây giờ chúng ta sử dụng định luật về chi đối với bàn tay người để giải thích tại sao bàn tay có 5 ngón. Bàn tay được sinh ra để cầm nắm, chiều dài của ngón tay xấp xỉ đường kính của lòng bàn tay. Nghĩa là độ dài của ngón tay gấp đôi bán kính lòng bàn tay.

Thay vào công thức ta được L ≈ 2R và k ≈ L/[L + (L/2)] = 2/3. Sau đó, áp dụng công thức của định luật về chi: N ≈ 2π/k, ta thu được N ≈ 9,42.

Kết quả này cho thấy, có khoảng 9,42 ngón tay mọc ra từ chu vi lòng bàn tay. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng lòng bàn tay không phải là một động vật sống tự do. Lòng bàn tay gắn liền với cánh tay trên gần một nửa chu vi của nó. Các ngón tay chỉ có thể mọc ra từ một nửa chu vi còn lại. Do đó, số lượng ngón tay trên bàn tay người là 9,42/2 = 4,71 ngón. Kết quả này được làm tròn thành 5 ngón.

Cập nhật: 02/10/2017 Theo vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video