Mã nguồn mở - 10 điều Microsoft yêu và ghét

Nhiều năm qua, Microsoft đã có những lời lẽ chỉ trích khá gay gắt (thậm chí cả hành động) đối với cộng đồng nguồn mở nói chung và với Linux nói riêng. Gần đây, có thông tin hãng này muốn những người sử dụng phần mềm nguồn mở trả tiền bản quyền vi phạm 235 sáng chế thì rõ ràng mối quan hệ này đang dần biến đổi. Hãy cùng tìm hiểu cách mà Microsoft vừa thể hiện sự thiện chí với mã nguốn mở Linux cũng như tranh đấu chống lại họ.

Microsoft “yêu” mã nguồn mở

1 - Mã nguồn Sliverlight và ngôn ngữ lập trình được công bố ngay từ khi ra mắt

Tuần trước, tại hội thảo Mix07, Microsoft đã thông báo ngôn ngữ động IronRuby và Dynamic Language Runtime (DLR) sẽ được cung cấp dưới sự cấp phép sử dụng mã nguồn mở SBD giúp người dùng sửa chữa và phân phối mã này. Mục đích của hành động này là nhằm bổ sung hỗ trợ đa nền tảng cho việc lập trình ngôn ngữ động trong nền tảng .NET và để khuyến khích các nhà phát triển thực thi ngôn ngữ khác trên DLR.

2 - Giao kèo với những nhà cung cấp mã mở

Những thỏa thuận hợp nhất với SugarCRM và JBOSS cho thấy Microsoft hiểu rằng những thành phần phi Windows phải có khả năng hòa nhập với phần mềm máy chủ Windows. Hãng hợp tác với các nhà cung cấp để khiến điều này trở thành hiện thực.

Nhiều hợp đồng “liên minh" như với Xensource và MySQL, một cơ sở nguồn mở, cho thấy Microsoft hiểu những áp lực đến từ mọi phía. Một bản ký kết tương tự với Novell nhằm thúc đẩy sự tương thích giữa hệ điều hành Windows và đối thủ mã nguồn mở Linux thực chất cũng có nhiều điểm tốt nhưng ở một khía cạch đã tạo nên một cuộc chiến.

3 - Port 25

Tháng 8/2006, Microsoft công bố Port 25, một website cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về phòng thí nghiệm mã nguồn mở được chỉ đạo bởi Bill Hilf, người đã dẫn dắt sự phát triển chiến lược Linux cho IBM. Trang web này chủ yếu đăng tải những thử nghiệm, phân tích và hoạt động thao tác giữa các phần của phòng thí nghiệm.

4 - Dự án Codeplex

Dự án Codelex do Microsoft khơi mào cho phép người dùng chia sẻ những chương trình phát triển mã mở. Một phiên bản mới của trang mã mở này sẽ ra mắt 3 tuần một lần để bổ sung những đặc tính và bản cập nhật mới. Đầu tháng 3/2007, đã có 1.029 dự án được đưa lên trang web này.

5 - Nhận dạng

Do Kim Cameron, người xây dựng nhận dạng của Microsoft chỉ đạo, Microsoft đã khuyến khích sự tham gia bàn luận trong cộng đồng về nhận dạng có liên quan đến những người đề xuất và tham gia mã mở như Doc Seal, những nhà phát trển độc lập và những ai ham mê công nghệ này.

Tháng 9/2006, Microsoft thông báo về Open Specification Promise (Cam kết công khai chi tiết kỹ thuật), giúp những nhà phát triển truy cập mà không cần phải chờ cấp phép hoặc lo lắng bị kiện tụng, đến 35 giao thức dịch vụ web mà Microsoft đã phát triển, bao gồm nhiều ứng dụng trong công nghệ nhân dạng của hãng.

Microsoft “ghét” mã nguồn mở

1 - Định dạng Open Document (ODF)

Microsoft thích kiếm tiền và những định dạng file của hãng đã giữ người dùng tiếp tục dốc tiền vào những phiên bản Office mới trong nhiều năm qua. Với những đánh giá và kế tục những định dạng file mở, Microsoft đã tiến một bước với OpenXML (định dạng file mặc định trong Office 2007) đưa nó vào nhóm chuẩn tương đương có tên là ODF. Đã có rất nhiều tranh luận về những ưu việt của từng loại định dạng.

2 - Gói phần mềm 3 USD tại các nước khác

Với Linux và mã nguốn mở - điển hình cho một mối đe dọa lớn, Microsoft đã tiến hành biện pháp phòng bị với một gói phần mềm 3 USD gồm Windows XP Starter Edition, Oífice Home and Student 2007, Windows Live Mail vá các ứng dụng khác.

Chủ tịch hãng Bill Gate công bố Microsoft sẽ hợp tác với chính quyền địa phương để cung cấp máy tính giá rẻ có cài phần mềm này cho sinh viên.

3 - Thỏa thuận sáng chế Novell

Trong khi một số hợp đồng vào năm ngoái của Novell xung quanh chuyện kinh doanh và những nỗ lực R&D đã thu hút được sự tán dương ủa dư luận thì phần thỏa thuận với việc bảo vệ khách hàng khỏi những vụ kiện bản quyền và xâm phạm sở hữu trí tuệ, thỏa ước cho khách hàng (the Covenant to Customer) đã khiến cộng đồng Linux và mã mở xáo động bởi những sơ hở và nhiều chi tiết bị thiếu trong đó và dẫn đến những cáo buộc rằng Novel đã bị Microsofr đánh lừa.

4 - Công kích trên Giấy phép xuất bản rộng rãi dành cho các sản phẩm mã mở (GPL) 3.0

Microsoft từ lâu đã là người cộng tác với tổ chức Hiệp hội dành cho Công nghệ mang tính cạnh tranh (Association for Competitive Technology) vốn từ lâu đã bị chỉ trích là con rối trong tay Microsoft bởi vì lo lắng, không chắc chắn và hoài nghi về bản nâng cấp sắp tới cho GPL. Richard Stallman, người đứng đầu Tổ chức phần mềm miễn phí (Free Software Foundation) cho biết GPL 3.0 sẽ là mẹo gây trở ngại cho bản hợp đồng sáng chế/IP giữa Novel và Microsoft.

5 - Quản lý quyền sở hữu số (DRM)

Quản lý quyền sở hữu số của Microsoft không thích hợp với Linux và các công cụ mã mở, nơi người dùng có thể sử dụng mã mở của tài liệu hoặc phần mềm đa phương tiện để sáng tạo trong khuôn khổ các công cụ kiểm soát DRM.

Microsoft đã khóa những tính năng DRM hãng, theo đó khóa luôn những ứng dụng khác không được Microsoft chấp thuận khỏi vòng kiểm soát DRM. Những chuyên gia cho rằng việc kiểm soát nội dung nên dành cho những nhà cung cấp nội dung chứ không nên để Microsoft áp đặt và đặt ngoài tầm với của người dùng với phần mềm mã mở.

Anh Thư

Theo PC Advisor, VTC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video