13 điều lý thú về bộ xương người

  •   2,117
  • 13.730

Bộ xương người trưởng thành gồm 206 chiếc, kết nối thành mạng lưới, thực hiện nhiều chức năng như định hình khung cơ thể, hỗ trợ chuyển động và sản xuất các tế bào máu mới.

>> Xương người nhẹ hơn theo thời gian

10 điều lý thú về bộ xương ngườiBộ xương của em bé mới sinh chứa khoảng 300 cấu phần, là hỗn hợp của xương và sụn. Phần sụn sẽ dần cứng lên trở thành xương trong một quá trình gọi là sự hóa xương. Theo thời gian, số lượng xương "cộng thêm" trong trẻ sơ sinh hợp nhất lại tạo thành những chiếc xương lớn hơn, làm giảm số lượng xương xuống còn 206 khi đến tuổi trưởng thành.( Ảnh: Shutterstock)

10 điều lý thú về bộ xương người
Xương không phân bố đều trên khắp cơ thể. Chúng tập trung chủ yếu ở bàn tay và bàn chân. Mỗi bàn tay có 27 cái xương và mỗi bàn chân có 26 cái. Tổng cộng hai bàn tay và hai bàn chân có 106 xương, chiếm hơn một nửa số xương trong cơ người. (Ảnh: Shutterstock)

10 điều lý thú về bộ xương người
Xương móng là một chiếc xương có hình dạng móng ngựa trong cổ họng, nằm giữa cằm và sụn giáp. Đây là chiếc xương duy nhất trong cơ thể không kết nối với bất kỳ chiếc xương nào khác. Xương móng kết hợp với thanh quản và lưỡi để tạo ra tiếng nói của con người.( Ảnh: Null)

10 điều lý thú về bộ xương người
Xương có cấu tạo từ tế bào sống đang hoạt động. Vì vậy, nó cũng có khả năng mắc u lành tính và thậm chí cả ung thư. Năm 2013, giới khoa học tìm thấy một khối u trong xương sườn của người Neanderthal, có niên đại từ 120.000 đến 130.000 năm. Đây là khối u con người cổ xưa nhất từng được phát hiện. (Ảnh: Shutterstock)

10 điều lý thú về bộ xương người
Động vật có xương sống chỉ chiếm 2% so với tổng số động vật trên Trái Đất. 98% các loài còn lại là động vật không xương sống, như côn trùng, nhện và động vật thân mềm. (Ảnh: Rob Robbins)

10 điều lý thú về bộ xương người
Xương rất khỏe và cứng, thậm chí còn cứng hơn cả thép. Tuy nhiên chúng không phải là cấu trúc rắn chắc nhất trong cơ thể. Ngôi vị này thuộc về một bộ phận khác là lớp men răng (tập trung nồng độ cao khoáng chất, chủ yếu là muối canxi). (Ảnh: Stoughtondental)

10 điều lý thú về bộ xương người
Con người đã biết cách điều trị gãy xương từ hàng nghìn năm trước. Trong cuốn sách Edwin Smith Papyrus từ thời Ai Cập cổ đại (khoảng năm 1.600 trước Công nguyên) tác giả cuốn sách diễn tả phương pháp điều trị gãy xương, bao gồm một cánh tay bị gãy. Cuốn sách ghi rằng, chúng ta cần sắp xếp lại các mảnh xương cho đúng vị trí rồi băng bó vết thương lại bằng vải lanh. (Ảnh: Joseph Castro/Live Science)

10 điều lý thú về bộ xương người
Khoảng 3.000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã tạo ra bộ phận cơ thể giả đầu tiên là một ngón chân cái nhân tạo. Năm 2011, các nhà khoa học chỉ ra rằng người Ai Cập với ngón chân giả có thể đi lại bằng dép dễ dàng hơn so với những người mất ngón chân mà không có bộ phận thay thế. (Ảnh: PNAS)

10 điều lý thú về bộ xương người
Hầu hết người trưởng thành có 24 xương sườn (12 cặp). Tuy nhiên, trong 500 người thì có một người chứa một xương sườn phụ, gọi là xương sườn cổ. Nó phát triển từ phần dưới cổ, ngay phía trên xương đòn. Chiếc xương sườn phụ này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu chèn vào mạch máu hoặc dây thần kinh gần kề. (Ảnh: AAAS)

10 điều lý thú về bộ xương người
Con người không trực tiếp điều khiển xương. Khi chúng ta di chuyển tay, chân hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, chúng ta đang ra lệnh cho các cơ gắn vào xương chuyển động. (Ảnh: School of Medicine and BioDigital Systems)

Xương khiến bạn bị stress
Xương khiến bạn bị stress.
Trong cơ thể người, hệ thần kinh giao cảm là cơ chế mà cơ thể chúng ta dựa vào đó để sẵn sàng đối phó với các tình huống căng thẳng. Nó thường được gọi là "phản ứng chiến-hay-chạy" (phản ứng chống stress) và có mối liên hệ với việc tiết ra hormone adrenaline khi rơi vào một tình huống stress. Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định được osteocalcin, một hormone tiết ra bởi các tế bào hình thành xương, đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng chống stress này. Những chú chuột được nhân giống không có khả năng sản xuất osteocalcin sẽ không có phản ứng chiến-hay-chạy trong các tình huống căng thẳng so với những chú chuột thông thường. Các nhà khoa học còn tìm hiểu về mức độ osteocalcin trong con người, và họ thấy rằng mức độ chất này trong máu và nước tiểu tăng lên sau khi người tham gia nghiên cứu gặp stress. Chưa hết, họ chỉ ra rằng osteocalcin đã "tắt" đi cơ chế nghỉ ngơi-và-tiêu hóa đối giao cảm, vốn là cơ chế cho phép kích hoạt phản ứng chiến-hay-chạy. Quả là thú vị! Từ trước đến nay, chúng ta chỉ biết rằng chức năng vật lý của xương là nhằm bảo vệ cơ thể con người – ví dụ, xương sườn bảo vệ những cơ quan quan trọng nhất của chúng ta – nhưng hóa ra, xương còn có vai trò sinh lý trong việc giữ cho chúng ta được an toàn nữa.

Các xương nhỏ nhất nằm trong tai
Các xương nhỏ nhất nằm trong tai
. Các xương nhỏ nhất trong cơ thể người là xương búa (malleus), xương đe (anvil), và xương bàn đạp (stapes). Các xương này được gọi chung là "ossicles" – tiếng Latin của "những mẩu xương tí hon", và vai trò của chúng là truyền tải rung động âm thanh từ không khí vào chất dịch ở tai trong. Chúng không chỉ là các xương nhỏ nhất trong cơ thể mà còn là các xương duy nhất không tái tổ chức sau 1 tuổi. Một sự thay đổi nhỏ trong hình dạng của các xương này có thể ảnh hưởng đến thị giác của chúng ta. Các xương nhỏ này còn quan trọng trong các hoạt động khảo cổ và pháp y. Bởi chúng hình thành khi chúng ta còn ở trong tử cung, kết quả phân tích đồng vị có thể cho chúng ta biết thông tin liên quan chế độ ăn uống và sức khỏe của người mẹ trong các bộ xương người chưa rõ lai lịch.

Tủy xương không đơn thuần chỉ để lấp đầy khoảng trống
Tủy xương không đơn thuần chỉ để lấp đầy khoảng trống.
Những loại xương dài, như xương đùi, bên trong chứa đầy tủy cấu tạo từ các tế bào chất béo, tế bào máu, và tế bào miễn dịch. Ở trẻ em, tủy xương có màu đỏ, phản ánh vai trò của nó trong việc tạo nên các tế bào máu. Ở người trưởng thành, tủy xương có màu vàng và chứa 10% tổng lượng mỡ trong cơ thể. Từ lâu người ta đã nghĩ rằng các tế bào chất béo trong tủy xương chỉ ở đó để lấp đầy khoảng trống mà thôi, nhưng các nhà khoa học ngày nay đã khám phá ra rằng chất béo bên trong xương có các chức năng trao đổi chất và nội tiết quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người.

Cập nhật: 16/11/2019 Theo VNE/VnReview
  • 2,117
  • 13.730