Mắc bệnh lạ, bé trai sẽ chết nếu bị cảm lạnh

Sebastian Romero, sống ở Mỹ, đã được ghép tủy để chữa căn bệnh hiếm gặp, nhưng phải mất tới hai năm mới có thể xây dựng được hệ thống miễn dịch mới.

Sebastian Romero, 10 tháng tuổi, sống ở Mỹ, được chẩn đoán mắc bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nặng (SCID) từ khi được vài tuần tuổi. Đây là bệnh di truyền hiếm gặp. Bé trai này không có hệ thống miễn dịch, phải ở trong nhà để tránh nhiễm khuẩn và đi khám bác sĩ liên tục.

Khi được vài ngày tuổi, Sebastian được bác sĩ phát hiện số lượng tế bào T và B thấp bất thường. Tế bào T và B có chức năng nhận biết vi trùng thâm nhập và nhanh chóng nhân lên để chống lại các vi trùng này, ngăn chặn nhiễm khuẩn.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc căn bệnh hiếm này là 1/40.000-75.000 trẻ. Căn bệnh do đột biến trên nhiễm sắc thể X, chỉ xảy ra ở bé trai. Theo các bác sĩ, số lượng tế bào T bình thường trong cơ thể từ 500-1.200/milimetric khối.


Cơ thể Sebastian đang xây dựng một hệ thống miễn dịch mới sau khi được ghép tủy. (Ảnh: Daily Mail).

Cha mẹ của Sebastian phải khử trùng toàn bộ nhà, lắp 5 bộ lọc không khí và để cậu bé ở trong một phòng cách ly. Trong 3 tháng đầu đời, Sebastian và mẹ sống cách ly với gia đình, còn cha chăm sóc Kalya, 5 tuổi và Abraham, 8 tuổi. Để phòng nhiễm khuẩn cho Sebastian, người mẹ chỉ ra khỏi phòng để lấy đồ ăn và không dám ôm các con lớn.

Hiện, ghép tủy là cách duy nhất để chữa căn bệnh SCID mà Sebastian mắc phải. Tuy nhiên, việc có được người hiến tủy phù hợp không hề đơn giản. Theo các bác sĩ, nếu trẻ được ghép tủy trong 3 tháng đầu, tỷ lệ thành công là 90%. Tuy nhiên, nếu trẻ được ghép sau 3 tháng, tỷ lệ thành công còn 50%, do cơ thể đã tiếp xúc với vi khuẩn. Qua xét nghiệm, người mẹ có tủy phù hợp để ghép cho Sebastian.

Trước khi ghép tủy, cậu bé đã trải qua 10 ngày hóa trị nhằm loại bỏ tất cả tế bào máu có hại. Ca ghép tủy đã diễn ra thành công nhưng phải mất tới 2 năm để cơ thể bé trai này có thể xây dựng hệ thống miễn dịch mới.

Qua kiểm tra sau ghép tủy, số lượng tế bào T trong cơ thể Sebastian đã tăng lên 437, và có 36 tế bào B. Các bác sĩ cho biết Sebastian phải có ít nhất 600 tế bào T mới có thể được ra ngoài.

Căn bệnh SCID được biết đến từ những năm 1970 và 1980, khi cậu bé David Vetter, Mỹ, sống 12 năm trong một chiếc bong bóng nhựa vô trùng. Sau đó, cậu bé này được ghép tủy nhận từ em gái nhưng cơ thể đã thải ghép. Vetter qua đời do mắc căn bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm khuẩn.

Cập nhật: 30/12/2017 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video