Mang bầu nhờ… nhét máy theo dõi vào người

Một cảm biến theo dõi nhỏ hơn đồng xu, dễ dàng đưa vào tử cung qua cửa mình có thể mang lại hi vọng cho các phụ nữ hiếm muộn.

Công trình do nhiều bác sĩ và kỹ sư tại Đại học Southampton (Anh) và được cơ quan chăm sóc sức khỏe cấp cao là Dịch vụ Y tế Anh quốc (NHS) trực tiếp hỗ trợ.


Gắn thiết bị theo dõi vào người, thực hiện vài lời khuyên đơn giản và "yêu", nhiều phụ nữ hiếm muộn có thể mang bầu một cách tự nhiên - (ảnh minh họa từ internet).

Sử dụng nó cực kỳ đơn giản: bác sĩ hoặc y tá sẽ nhét sâu cảm biến kích thước nhỏ hơn cả đồng xu vào tử cung qua đường tự nhiên là cửa mình. Nó sẽ nằm trong đó, do thám và gửi tất tần tật những bí mật bên trong cơ thể người dùng ra một thiết bị gắn trên quần lót. Thiết bị này tiếp tục giải mã thông tin và "báo cáo" ra một chiếc điện thoại di động được đăng ký sẵn.

Việc do thám tử cung này nhằm theo dõi những thông tin như nhiệt độ, độ pH, nồng độ oxy… và báo cáo ra ngoài mỗi 30 phút. Những thông tin này rất quan trọng trong việc xác định chính xác nguyên nhân vô sinh- hiếm muộn của người phụ nữ đó.

Với bảng dữ liệu chi tiết và cập nhật liên tục, họ có thể không cần những phương pháp điều trị phức tạp như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nữa. Một số trường hợp, mọi chuyện trở nên cực kỳ đơn giản: đưa thiết bị này vào người, uống một viên aspirin, "yêu" và… có thai. Lý do là nguyên nhân vô sinh của phụ nữ có thể đến từ một chi tiết cực kỳ nhỏ trong môi trường tử cung và có thể được khắc phục bằng những loại thuốc thông dụng.

Cảm biến được đưa vào cơ thể nữ bệnh nhân nhìn rất giống chiếc vòng tránh thai thông dụng, chiều ngang chỉ 3,8mm, chiều dài không hơn một đồng xu nhỏ nên việc đưa nó vào người rất nhẹ nhàng và đơn giản.


Cận cảnh thiết bị của Đại học Southamton, trên thực tế còn bé hơn một đồng xu nhỏ - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Ở Anh, chi phí cho một ca IVF cực kỳ đắt đỏ, có thể lên tới 5.000 bảng (hơn 153 triệu đồng). Thiết bị mới sẽ rất rẻ so với con số đó. Hơn nữa, việc mang bầu sẽ xảy ra một cách tự nhiên do giao hợp nên người sử dụng thiết bị sẽ không phải chịu những đau đớn, rủi ro sức khỏe có thể xảy ra khi làm IVF hay tốn kém thêm các chi phí liên quan.

Giáo sư Ying Cheong, người đứng đầu nghiên cứu nói trên, cho biết qua việc theo dõi tử cung nhiều phụ nữ, họ thậm chí còn có thể biết được một môi trường tử cung tiêu chuẩn, phù hợp nhất cho việc mang bầu là như thế nào, từ đó giúp nhiều người nhanh chóng có tin vui chỉ nhờ những lời khuyên đơn giản.

Cập nhật: 27/09/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video