“Mắt” hạt nhân tiết lộ Napoleon không bị đầu độc

Napoleon không chết do nhiễm độc asen tại Saint Helena. Kết luận này được khẳng định sau khi một xét nghiệm tỉ mỉ được thực hiện tại phòng thí nghiệm của viện Vật lý hạt nhân quốc gia Italy (INFN) tại Milano – Bicocca và Pavia cùng với sự phối hợp của đại học Milano – Bicocca và đại học Pavia.

Các nhà vật lý học thực hiện nghiên cứu đã sử dụng một lò phản ứng hạt nhân nhỏ dành riêng cho mục đích nghiên cứu tại đại học Pavia, áp dụng những kỹ thuật tiến hành dự án có tên “Cuore(“nghĩa là “Trái tim”) đang được phát triển tại phòng thí nghiệm quốc gia của INFN (Gran Sasso). Kết quả nghiên cứu sẽ được đăng tải trên tờ Il Nuovo Saggiatore. Nghiên cứu được thực hiện với các mẫu tóc được lấy trong các giai đoạn khác nhau trong suốt cuộc đời của Napoleon Bonaparte: từ khi còn nhỏ sống tại Corsica, trong suốt thời gian lưu vong trên đảo Elba, trong ngày ông chết (tháng 5 năm 1821) trên đảo Saint Helena, và thời điểm một ngày sau khi ông chết.

Các sợi tóc được đặt trong vỏ bao bọc rồi đưa vào trung tâm lò phản ứng hạt nhân tại Pavia. Kỹ thuật có tên “hoạt hóa nơron”, có 2 ưu điểm lớn: không phá hủy mẫu vật và cung cấp kết quả cực kì chính xác ngay cả khi mẫu vật rất nhỏ, ví dụ như mẫu tóc của con người. (Ảnh: INFN)

Mẫu tóc của hoàng đế Rome (con trai Napoleon) được lấy vào những năm 1812, 1816, 1821 và 1826 cùng với mẫu tóc của nữ hoàng Josephine được lấy khi bà mất năm 1814 cũng được phân tích. Các mẫu tóc do bảo tàng Glauco – Lombardi tại Parma (Italy), bảo tàng Malmaison tại Paris và bảo tàng Napoleon tại Rome cung cấp. Bên cạnh các mẫu tóc mang dấu tích lịch sử này, 10 sợi tóc của những người đang còn sống cũng được kiểm tra để so sánh.

Các sợi tóc được đặt trong vỏ bao bọc rồi đưa vào trung tâm lò phản ứng hạt nhân tại Pavia. Kỹ thuật có tên “hoạt hóa nơron”, có 2 ưu điểm lớn: không phá hủy mẫu vật và cung cấp kết quả cực kì chính xác ngay cả khi mẫu vật rất nhỏ, ví dụ như mẫu tóc của con người.

Sử dụng kỹ thuật này, các nhà nghiên cứu đã xác minh được tất cả các mẫu tóc đều mang dấu tích của asen. Họ đã chọn thử nghiệm với asen do nhiều năm nay rất nhiều nhà sử học, nhà khoa học và nhà báo đã đưa ra giả thuyết rằng Napoleon bị lính canh đầu độc khi ông bị giam tại Saint Helena sau thất bại ở trận chiến Waterloo.

Xét nghiệm đã mang lại những kết quả bất ngờ. Đầu tiên, tỉ lệ asen trong tất cả các mẫu tóc được lấy cách đấy 200 năm cao gấp 100 lần tỉ lệ asen trung bình có trong mẫu tóc của những người đang sống hiện nay. Thật ra, tỉ lệ asen trung bình trên tóc của vị hoàng đế vào khoảng 10 trên 1 triệu, trong khi tỉ lệ asen trong mẫu tóc của người đương đại là khoảng 1 phần 10 trên 1 triệu. Nói cách khác, vào đầu thế kỉ 19, con người rõ ràng đã ăn vào một lượng asen vốn có trong môi trường với một lượng hiện được coi là nguy hiểm.

Phát hiện gây ngạc nhiên khác là không hề có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ asen trong tóc của Napoleon khi còn nhỏ và khi ông trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời tại Saint Helena. Theo các nhà nghiên cứu, đặc biệt là theo các chuyên gia chất độc tham gia vào nghiên cứu này, rõ ràng đây không phải là một vụ đầu độc mà là do hấp thụ asen liên tục trong một thời gian dài.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video