Mặt trăng "dao động" khiến 40 triệu cây chết ở Úc

Nghiên cứu mới cho thấy sự chao đảo trong quỹ đạo của Mặt trăng xung quanh Trái đất đã ảnh hưởng đến độ che phủ của rừng ngập mặn trên khắp nước Úc, gây ra cái chết của 40 triệu cây ở vịnh Carpentaria.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances đã phát hiện ra chu kỳ 18,61 năm - được gọi là chu kỳ nút Mặt trăng - đã định hình tình trạng của các vùng đất ngập nước thủy triều.

Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Neil Saintilan của Đại học Macquarie (Úc), cho biết: Quỹ đạo của Mặt trăng quay quanh Trái đất không diễn ra trên một mặt phẳng. Kể từ những năm 1720, mọi người đã biết Mặt trăng di chuyển lên và xuống một vài độ". Ông ví chuyển động này giống như "bạn đang quay một đồng xu - khi nó mất đi động lượng, nó sẽ chao đảo".

Những thay đổi về lực hấp dẫn do sự dao động của Mặt trăng này gây ảnh hưởng đến thủy triều của Trái đất, theo tờ Guardian.

Nghiên cứu trước đây do các nhà khoa học NASA thực hiện đã dự đoán vào giữa những năm 2030, sự dao động của Mặt trăng sẽ làm mực nước biển dâng cao, dẫn đến lũ lụt do triều cường dọc theo các bờ biển.


Sự dao động của Mặt trăng khiến cây cối ở Úc chết hàng loạt - (Ảnh: AAP).

Tùy thuộc vào giai đoạn của chu kỳ nút Mặt trăng, "thủy triều có khoảng chênh lệch tới 40cm" ở những nơi như vịnh Carpentaria, ông Saintilan nói.

Ông cho biết thêm: "Rừng ngập mặn phát triển giữa mực triều cường trung bình và mực nước triều cao nhất". Ở các biên độ thủy triều thấp hơn, rừng ngập mặn ít bị ngập hơn. "Khi cây bị căng thẳng vì chúng mất nước qua lá, chúng sẽ rụng lá".

Từ năm 1987 - 2020, các nhà khoa học đã sử dụng hình ảnh vệ tinh để định lượng mức độ che phủ rừng ngập mặn trên khắp nước Úc hằng năm. Sự dao động trong độ che phủ của tán cây nhìn thấy khác biệt "rõ ràng ngay lập tức", ông Saintilan nói.

Dọc theo bờ biển Arnhem ở lãnh thổ phía Bắc và bờ biển Carnarvon ở Tây Úc, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các đỉnh của tán cây khép kín - nơi có tán rừng ngập mặn dày che phủ hơn 80% diện tích mặt đất - trùng với các pha đỉnh điểm của thủy triều từ sự dao động của Mặt trăng.

Các nhà khoa học tin rằng sự dao động của Mặt trăng có khả năng góp phần vào cái chết của khoảng 40 triệu cây ở vịnh Carpentaria vào năm 2015-2016.

Vào thời điểm đó, pha "biên độ thủy triều thấp" của chu kỳ dao động Mặt trăng trùng với đợt El Niño nghiêm trọng.

Tiến sĩ Brad Tucker, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Quốc gia Úc (ANU), người không liên quan đến nghiên cứu, đã ví sự dao động của Mặt trăng giống như sự nhấp nhô của một vật thể thẳng đứng trong nước. Ông nói: "Nó thực hiện sự nhấp nhô lên và xuống sau mỗi 18,6 năm. "Nếu Mặt trăng đi lên hoặc xuống xa hơn so với Trái đất, điều đó sẽ thay đổi lực hấp dẫn".

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động thủy triều trên Trái đất là Mặt trăng không phải một hình tròn hoàn hảo khi nó quay quanh Trái đất, ông Tucker nói.

Cập nhật: 16/09/2022 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video