Máy bay hình chữ V đỡ tốn nhiên liệu hơn hẳn, nhưng sợ không ai dám đi thử vì lý do này

Khắp Internet, các trang tin đưa hình ảnh về thiết kế máy bay hoàn toàn mới: có có hình chữ V, cũng được gọi là Chữ V biết bay - Flying-V luôn!

Bởi hình dáng kỳ lạ, chức năng của hầu hết các khoang cũng khác biệt với máy bay dân dụng thường thấy. Khoang lái không thể thay đổi, còn khoang hành khách trải dọc chiều dài hai cánh máy bay, khiến Flying-V có cánh dày hơn hẳn. Hàng hóa và nhiên liệu cũng nằm cả trong phần cánh.

Flying-V có thể chở được 314 hành khách, tương đương với chiếc Airbus A350. Ngoài hình dáng độc đáo, khả năng tiết kiệm nhiên liệu của nó cũng lôi kéo được sự chú ý của dư luận.


Máy bay Flying-V.

Thiết kế máy bay lạ tới từ Đại học TU Delft, là dự án kết hợp giữa trường và hãng hàng không Hà Lan KLM. “Những thiết kế máy bay mới và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn trước, đơn cử là chiếc Flying-V, vô cùng quan trọng trong nỗ lực cải thiện ngành hàng không. Mục tiêu cao nhất của chúng tôi là có được những chuyến bay không còn đưa khí thải ra môi trường. Kết hợp với KLM là cơ hội hiếm có để ta có thể thay đổi bộ mặt ngành”, Henri Werij, chủ nhiệm khoa kỹ thuật không gian vũ trụ tại TU Delft cho hay.

Mẫu thử đầu tiên của Flying-V sẽ lên không vào tháng Mười năm nay, đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập hãng hàng không KLM.

Do bề ngoài lạ mắt, nên nội thất bên trong Flying-V cũng có thiết kế khác biệt. Theo lời Peter Vink, giáo sư ngành thiết kế tại TU Delft: “Hình dáng mới của máy bay đồng nghĩa với việc chúng ta có cơ hội thiết kế lại toàn bộ nội thất bên trong, có thể khiến chuyến bay thoải mái hơn trước nhiều. Ví dụ, với tư cách là một phần của ban nghiên cứu Flying-V, chúng tôi có thể thay đổi cách nghỉ ngơi và dùng bữa khi bay”.

Nhưng đây mới là điều người ta lo lắng nhất: máy bay sẽ nghiêng khi nó rẽ trên không. Khi hành khách phải ngồi ở dọc cánh, nhiều khả năng lượng túi nôn sẽ không đủ mỗi khi thời tiết diễn biến xấu.

Thiết kế độc đáo của Flying-V tách ý kiến cư dân mạng thành nhiều phần, nhưng dù bạn thuộc nhóm nào, bạn cũng sẽ vẫn phải chờ ngày thử nghiệm để có nhận định chính xác nhất.

Cập nhật: 20/06/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video