Máy bay năng lượng mặt trời tiếp tục xuyên lục địa

Sáng ngày 05/06, máy bay năng lượng mặt trời duy nhất trên thế giới (Solar Impulse) đã tiếp tục thực hiện chặng bay thứ hai từ Madrid đi Rabat, Marocco trong hành trình bay xuyên lục địa với chặng đường hơn 2.500km mà không sử dụng tới một giọt xăng nào.

>>> Máy bay năng lượng Mặt Trời hoãn bay tới Morocco

Trong chặng bay thứ nhất được thực hiện ngày 25/05, Solar Impulse đã vượt qua chặng đường dài khoảng 1500km từ sân bay quân sự Payerne, Thụy Sĩ tới Madrid, Tây Ban Nha.

Vào lúc 05h22 phút sáng ngày 05/03, Solar Impulse đã cất cánh tại sân bay Madrid-Barajas, Tây Ban Nha và bay ở độ cao 3.600 mét theo hướng Sévilla, Tây Ban Nha rồi bay tới eo biển Gibraltar, nơi phân tách hai lục địa châu Âu và châu Phi và là điểm nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương...

Solar Impulse dự kiến sẽ hạ cánh tại sân bay Rabat vào đêm ngày 05/06.

Từ thủ đô Rabat của Marocco, máy bay năng lượng mặt trời của Thụy Sĩ sẽ tiếp tục bay tới Ouarzazate, một vùng nằm ở miền Nam Marocco, nơi cơ quan Năng lượng Mặt trời của Marocco (Masen) sẽ khởi công xây dựng một công viên năng lượng mặt trời lớn của nước này.

Ngày xuất phát bay tới Ouarzazate của Solar Impulse còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Solar Impulse sẽ trở lại Thụy Sĩ cũng theo đúng lịch trình bay khi đi, tức là Ouarzazate-Rabat, Rabat-Madrid, Madrid-Payerne.

Bertrand Piccard và André Borschberg, 2 phi công kỳ cựu và là đồng tác giả của dự án Solar Impulse sẽ thay nhau điều khiển Solar Impulse trong một chặng bay./.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video