Sau 61 năm xuất hiện, hiện tượng mây cuộn sóng có thể sẽ chính thức được công nhận là một loại mây mới bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới.
Loại mây này được phát hiện từ năm 1951, tuy nhiên, kế từ khi xuất hiện đến nay nó vẫn chưa được Tổ chức khí tượng thế giới công nhận là một loại mây mới.
Hiện, tổ chức khí tượng Anh (CAS) đang tổ chức vận động để loại mây này được Tổ chức khí tượng thế giới chính thức công nhận.
Mây cuộn sóng được chụp phía đường chân trời Schiehallion, Perthshire, Scotland
Gavin Prtor - Pinney, người sáng lập và là chủ tịch Hiệp hội Thưởng ngoạn mây có trụ sở tại Anh nghiên cứu về loại mây này và đặt tên Latin cho nó là Undulatus asperatus (Nghĩa là dạng mây gợn sóng, hỗn loạn và dữ dội).
Chia sẻ với tạp chí Wided, ông Gavin nói: "Trong môi trường không khí ở trên cao ấm và ẩm hơn so với không khí khô và lạnh hơn ở dưới thấp sẽ tạp nên một ranh giới không khí đột ngột ở giữa. Khi có gió thổi qua hình thành các đám mây có hình gợn sóng như trên mặt nước".
Hình ảnh được chụp tại Missouri, Mỹ
Hình ảnh mây cuộn sóng lần đầu tiên được chụp tại Cedar Rapids, Mỹ vvaofnawm 2006. Sau đó nó được phát hiện và chụp lại ở nhiều nơi khác như Pháp, Na Uy, Scotland.
Một trong những nỗ lực để loại mây này được Tổ chức khí tượng thế giới công nhận, CAS đã thu thập rất nhiều hình ảnh và tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Reading.
Điêu kiện gây ra mây cuộn song tương tự như những đám mây Mammatus (mây bong bóng)
Nhà khí tượng học Graema Anderson cho rằng điều kiện gây ra mây Undulatus Asperatus tương tự như những đám mây Mammatus (mây bong bóng) nhưng cần cường độ gió mạnh hơn va đập tạo nên gợn sóng và cuộn xoáy.
Ông Pretor-Pinney cho biết: "quan sát những đám mây này có thể phát hiện ra dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu trên bầu trời. Loại mây cuộn sóng này có thể cung cấp câu trả lời về nhiệt độ và sự biến đổi khí hậu trong những năm tới".
Tham khảo: Daily Mail