Mẹo hay giúp bạn ngủ say chưa tới 10 phút

Bạn đã bao giờ phải trằn trọc cả đêm vì mất ngủ? Hãy thử những tips nho nhỏ sau nhé.

>>> Bí quyết để có giấc ngủ ngon hơn

Bật càng ít đèn càng tốt

Các nhà khoa học chỉ ra rằng ánh sáng là một trong những yếu tố gây kích thích não bộ. Thần kinh của con người thường mặc nhiên cho rằng ánh sáng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bất kể là nguồn sáng tự nhiên hay nhân tạo. Nhiều gia đình có thói quen sử dụng đèn ngủ, tuy nhiên, bật đèn chính là nguyên nhân khiến bạn ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó ánh sáng khi ngủ còn gây rối loạn quá trình sản xuất melatonin ở người, làm sai lệch chu kỳ phát triển của cơ thể thậm chí khiến chúng ta lão hóa nhanh hơn.

Đọc sách

Sách chính là một trong những cứu cánh cho giấc ngủ của bạn. Hãy thử nghĩ về mùa thi và cảm giác buồn ngủ bạn phải chống chọi mỗi khi đọc sách. Nguyên lý này được áp dụng chính xác đối với giấc ngủ hàng này. Mỗi khi khó ngủ hãy kiếm cho mình một quyển sách hoặc tạp chí, chúng sẽ giúp mắt chúng ta nhanh chóng cảm thấy mỏi mệt và từ từ đi vào giấc ngủ. Nên tránh những quyển sách hấp dẫn, gây kích thích vì ngược lại, chúng chỉ khiến bạn tỉnh táo hơn thôi.

Không ăn đêm

Ít ai biết được rằng khi chúng ta tỉnh dậy để ăn đêm, cơ thể sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ lần nữa. Ăn khuya khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Tình trạng này khiến cơ thể khó ngủ trở lại. Ăn khuya nhiều đêm liên tiếp sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học và dẫn tới việc mất ngủ giữa chừng. Nếu bạn cảm thấy đói vào ban đêm, chúng ta có thể ăn những thực phẩm làm từ yến mạch hoặc sữa ít béo. Nên tránh xa đồ cay, nóng, các loại nước giải khát hoặc đồ uống chứa cafein vì chúng gây hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của bạn đấy.

Tránh xa các thiết bị điện tử

Trước khi đi ngủ chúng ta thường có thói quen xem TV hay kiểm tra email, lướt internet bằng điện thoại, laptop. Ánh sáng từ các thiết bị này sẽ gây kích thích hệ thần kinh, dẫn đến chứng khó ngủ, đặc biệt là khi tiếp xúc với mắt ở cự li gần. Lời khuyên cho bạn là không nên đặt TV trong phòng ngủ, đồng thời hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử để đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ của chúng ta bạn nhé.

Nếu bạn thiếu ngủ, không ngủ bù

Nhiều người bị thiếu ngủ thường ngủ bù hoặc ngủ trưa lâu hơn vào ngày hôm sau. Điều này thực sự tai hại bởi lẽ chúng ta sẽ vô tình tạo cho cơ thể mình một thói quen xấu. Giấc ngủ trưa dài sẽ khiến cơ thể tỉnh táo vào buổi tối, tiếp tục bạn sẽ lại mất ngủ và ngủ bù trong bữa trưa tiếp theo đó. Cứ như vậy sẽ gây xáo trộn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Thời gian ngủ trưa hợp lý là từ 15 – 20 phút. Một giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn vào buổi chiều mà không gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ vào ban đêm.

Thư giãn cơ thể

Các nhà vật lý học cho biết, khi cơ thể được thả lỏng thì tinh thần theo đó cũng cảm thấy thoải mái. Khi các nhóm cơ gồng lên hoặc trong trạng thái hoạt động thì não bộ chúng ta sẽ coi đó như dấu hiệu cần phải cảnh giác. Hít thở sâu, sau đó thả lỏng từ từ các nhóm cơ lần lượt từ bắp đùi, hông sau đó đến cánh tay, cơ mặt... sẽ giúp cho thần kinh được thư giãn, báo hiệu rằng cơ thể bạn đã sẵn sàng đi vào giấc ngủ.

Làm nhẹ bàng quang


Hãy làm nhẹ bàng quang trước khi lên giường ngủ để mang lại cảm giác dễ chịu và nhẹ nhõm.

Không nên uống quá nhiều chất lỏng trước khi ngủ vì bạn sẽ phải dậy giữa đêm để giải quyết "nỗi buồn" - điều này làm gián đoạn giấc ngủ say. Hãy làm nhẹ bàng quang trước khi lên giường ngủ để mang lại cảm giác dễ chịu và nhẹ nhõm.

Thay đổi tư thế ngủ

Tư thế ngủ là điều rất quan trọng nếu muốn một giấc ngủ ngon. Đảm bảo rằng bạn giữ lưng thẳng và gối không để quá cao hoặc thấp. Tránh nằm sấp và bạn có thể thử đặt một gối giữa đầu gối để giữ hông bạn cân bằng.

Thử một vài kỹ thuật thư giãn

  • Tập thể dục: Hãy nghiên cứu những bài tập trước khi đi ngủ, bạn có thể tập trong khoảng 10 phút.
  • Thiền: Phương pháp này luôn là cách làm nghỉ ngơi đầu óc và tránh căng thẳng được nhiều người ưa chuộng truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, để có thể thiền đúng cách, bạn cần phải học hỏi và tập luyện nhiều.


Thiền trước khi ngủ là cách hiệu quả giúp cơ thể chìm nhanh vào giấc ngủ.

  • Đi vào thế giới tưởng tượng: Bạn hãy thử tưởng tượng về điều làm mình vui vẻ hoặc mơ ước hằng mong đợi. Hãy thử nghĩ đến một ngày lý tưởng của mình, những đứa con xinh đẹp, bãi biển hay đơn giản là một người bạn yêu mến.
  • Thở bằng phương pháp "4-7-8": Thứ nhất, đặt đầu lưỡi của bạn vào hai răng cửa rồi thở ra hết. Sau đó, ngậm mồm lại và hít vào mũi trong 4 giây rồi kìm hơi lại trong 7 giây. Cuối cùng, thở ra hoàn toàn bằng miệng trong 8 giây. Hãy lặp đi lặp lại những bước này đến khi bạn chìm vào giấc ngủ.

Ra khỏi giường

Nằm trên giường, bồn chồn và khó chịu thực sự làm não bạn tỉnh táo dần. Nếu cảm thấy không ngủ được, hãy thức dậy và làm một việc khác như đọc sách hoặc chơi sudoku (trò chơi câu đố sắp xếp chữ số dựa trên logic theo tổ hợp) - nhớ không dùng điện thoại. Khi cảm thấy kiệt sức thì bạn sẽ lập tức muốn quay lại giường. Bạn cũng nên thử ngủ trên ghế sô-pha hoặc sang phòng khác ngủ, đôi khi việc đó lại có hiệu nghiệm.

Tạo thành phản xạ có điều kiện

Hãy đặt giờ đi ngủ rồi lặp đi lặp lại thói quen này trong 30 ngày, sau đó cơ thể của bạn sẽ tự thấy mệt và biết khi nào cần nghỉ. Nếu một số quần áo khiến cơ thể thấy khó chịu, hãy thay ra và mặc bất cứ thứ gì bạn cảm thấy thoải mái.

Cập nhật: 25/02/2019 Theo Trí Thức Trẻ, Prevention, SKĐS
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video