Mẹo phân biệt rượu, bia thật - giả khi sử dụng

Bia, rượu là những loại đồ uống không thể tránh khỏi đối với nam giới. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường vẫn tràn lan các sản phẩm làm giả gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vậy làm cách nào để phân biệt được bia, rượu giả?

Nhận biết bia thật, giả

Bia ngon, an toàn có màu vàng rơm, màu tươi sáng, độ bọt bám trên thành cốc, bọt nhỏ. Nếu uống bia của hãng nhìn bia thật có bọt mịn, hạt không to, sau một phút thì lượng bọt bám lại trên thành cốc nhiều. Bọt luôn nổi từ dưới đáy cốc lên trên.

Nếu lượng bọt không bám trên thành cốc là hàm lượng CO2 không đạt, lên men ngắn nên tạo ra bọt to hạt và các loại độc tố vẫn còn. Tôi còn chưa kể người ta bỏ thêm một vài độc tố để tăng độ cồn. Bia có màu ngả sang hơi đỏ, đục là có vấn đề về chất lượng. Bình thường bia ngon bản thân chai bia không có cặn, mắt thường không nhìn thấy. Nếu bia có cặn là bia giả.


Bia ngon có thể được nhận biết bằng màu bọt. (Ảnh minh họa).

Còn nhận biết bằng vị giác, bia an toàn người sử dụng có thể cảm nhận vị bia thơm và có vị đắng một chút.

Nhiều người cứ nhìn vỏ chai để đoán chai bia giả, bia thật nhưng điều đó không đúng vì để làm chai bia giả rất khó. Từ trước đến nay bia giả chỉ xuất hiện ở khu vực không đàng hoàng. Người tiêu dùng không nhận biết được thương hiệu các loại bia. Còn ở nơi phát triển, người tiêu dùng mở chai biết bia giả, bia thật.

Cách phân biệt rượu thật - giả

Mức rượu trong chai

Thông thường, các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới được sản xuất công nghiệp và đóng chai tự động, do đó về mặt nguyên tắc, màu sắc của rượu cũng như mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Rượu giả được làm thủ công nên màu sắc và mức rượu bên trong chai thường không đều nhau.

Khi mua, nên quan sát vài chai rượu cùng nhãn hiệu, xếp thành dãy và cùng một góc ảnh sáng để nếu thấy chai nào có màu rượu và mức rượu khác biệt thì có thể nghi vấn đó có thể chai giả và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.

Kiểm tra nhãn

Đây là yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng nên quan tâm. Hầu hết các chai rượu giả đều sử dụng lại vỏ của chai rượu thật. Trong quá trình tẩy rửa, đóng chai, nhãn thật bì trầy xước hoặc bị bong ra chút ít. Vì vậy, người mua nên thận trọng với những lời giải thích "hàng bị xước trong quá trình vận chuyển". Sự khác biệt lớn là nhãn giả không thể bắt chước được các kỹ thuật in đặc biệt của các hãng chính gốc.


Các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối.

Kiểm tra nắp/nút

Thông thường, các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình nậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật...Tinh vi hơn, lỗi trên nắp/nút chai còn được che đậy bởi tem nhập khẩu hoặc tem chống giả

Kiểm tra đáy chai

Có một số loại rượu được làm giả bằng cách khoan một lỗ rất nhỏ, như sợi tóc dưới đáy chai để rút rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Do đó, khi mua, nên quan sát thật kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua.

Các vết khoan thường ở những chỗ khó thấy, ví dụ chính giữa vòng tròn của những chữ "A,O,B,.. hoặc những chỗ có vết tì sẵn trên chai khi sản xuất. Sau khi hút rượu ra, lỗ được dán thật kĩ bằng keo trong nên rất khó phát hiện. NTD cần quan sát thật kĩ để tìm những lỗ như vậy.

Nếu được tặng chai rượu ngoại thì trước khi đem ra sử dụng, nên thử bằng một trong các cách sau đây để tránh tác hại khi uống nhầm rượu giả:

Đem để vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra, nếu có hiện tượng đông đá thì có thể bị làm giả.

Cập nhật: 30/12/2016 Theo tinmoi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video