Miếng dán giúp theo dõi bệnh nhân đột quỵ, ung thư

Các nhà nghiên cứu vừa phát minh ra miếng dán có tích hợp cảm biến giúp theo dõi tình trạng bệnh nhân sau đột quỵ, ung thư cổ.

Theo trang tin Science News, những miến dán co giãn có chứa các cảm biến vận động sẽ theo dõi chuyển động cơ cùng những rung động của dây thanh trong khi phát âm của người bệnh.

Dữ liệu cảm biến sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi được mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị cụ thể với bệnh nhân sau đột quỵ - vốn thường gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn hay nói chuyện.

Có tới 65% bệnh nhân sau đột quỵ gặp khó khăn khi nuốt và khoảng 1/3 trong số họ cảm thấy giao tiếp không thuận lợi.


Miếng dán gắn cảm biến theo dõi sức khỏe bệnh nhân sau đột quỵ - (Ảnh: ELLIOTT ABEL/SHIRLEY RYAN ABILITYLAB).

Các miếng dán này có thể theo dõi những dạng thức phát âm khác nhau tin cậy hơn các microphone do nhận biết chuyển động mô chứ không đơn thuần chỉ ghi lại âm thanh phát ra từ dây thanh của người nói.

Miếng dán do nhóm nghiên cứu của giáo sư John Rogers thuộc đại học Northwestern ở Evanston, bang Illinois (Mỹ) phát triển, và các tính năng của nó vừa được trình bày tại một cuộc họp báo ở hội nghị thường niên của Hiệp hội vì sự phát triển Khoa học Mỹ.

Các cảm biến gắn trên miếng dán có tích hợp sẵn loại pin có thể sạc lại hoạt động được trong 12 giờ liên tiếp và liên tục truyền dữ liệu vận động của người bệnh tới smartphone.

Nhóm nghiên cứu hiện đang thử nghiệm các cảm biến này với người bệnh đột quỵ thực tế để chế tạo thiết bị thân thiện với người dùng hơn, chẳng hạn bổ sung thêm các cảm biến vận động nhạy hơn giúp người bệnh đeo miếng dán ở vị trí thấp hơn trên cổ, có thể dùng cổ áo sơ mi che khuất khi ra ngoài.

Theo chuyên gia Roger, các loại cảm biến này còn có khả năng theo dõi sự phục hồi sức khỏe của các bệnh nhân bị ung thư cổ. Những người này thường gặp các trục trặc trong khi nuốt hoặc nói do hệ lụy từ các liệu pháp xạ trị hoặc phẫu thuật.

Miếng dán gắn cảm biến cũng giúp đo nhịp thở và nhịp tim để biết được chất lượng sức khỏe và giúp chẩn đoán tình trạng ngưng thở trong khi ngủ. Dự kiến trong một hoặc hai năm tới, thiết bị chăm sóc sức khỏe này sẽ được phổ biến trên thị trường.

Cập nhật: 26/02/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video