Thông thường, lưng là vùng da chúng ta thường ít quan tâm đến nhất do tay không thể với ra hết được. Do đó, nếu thấy có hiện tượng mọc mụn lấm tấm trên lưng thì bạn nên tìm cách xử lý chúng ngay.
Mụn trứng cá ở vùng lưng là một trong những loại mụn rất khó điều trị và nguyên nhân thường đến là do nội tiết tố trong cơ thể đang bị rối loạn. Do lưng vốn dĩ là một vùng da ít được chăm sóc thường xuyên, kể cả trong khi tắm vì tay không thể với ra hết được nên làm lỗ chân lông bị bít tắc, kéo theo lớp sừng cũng dày lên.
Hơn nữa, trên cơ thể chúng ta thì ngoài khuôn mặt, lưng cũng là nơi phân giải chất nhờn và đổ mồ hôi nhiều nhất. Khi áo của chúng ta bẩn, lại bám dính mồ hôi ướt sẽ tiếp xúc lên trực tiếp bề mặt da lưng, dẫn đến các nốt mụn trứng cá có nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn.
Vậy nguyên nhân chủ yếu bị mụn trứng cá ở lưng là do đâu?
- Do di truyền, hoặc đôi khi là do bạn bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì.
- Mất cân bằng hormone.
- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi do công việc và cuộc sống gây ra.
- Chơi thể thao, vận động mạnh nên đổ mồ hôi nhiều sẽ gây mụn.
- Cơ thể bị dị ứng với bột giặt, hoặc do vải áo mặc vào không được giặt sạch sẽ.
Cần làm gì để điều trị và phòng tránh mụn trứng cá ở lưng?
*Duy trì các thói quen sau:
- Tránh sử dụng áo ngực quá chật, sai kích cỡ với cơ thể.
- Tránh đưa tay ra sau lưng để sờ, nặn mụn.
- Duy trì thói quen tắm 2 lần/ngày cho đến khi hết mụn ở lưng.
- Mặc áo thoáng mát, rộng rãi, chọn loại áo vải mềm, thấm hút mồ hôi.
*Bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu vitamin E và vitamin F: bơ, bông cải xanh, dầu olive, dầu lạc... giúp tăng độ đàn hồi của da, trị thâm mụn, ngăn ngừa lão hoá da...
- Thực phẩm giàu đạm: gạo, sữa, trứng, cá... giúp da khoẻ mạnh, hồng hào.
- Thực phẩm giàu axit béo Omega 3 và vitamin A: rau màu xanh đậm, cà rốt, các loại hạt... giúp làm giảm lượng dầu nhờn tiết ra.
- Thực phẩm giàu chất kẽm: tôm, hạt điều, các loại đậu... giúp sản xuất nội tiết tố androgen điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá mọc trở lại trên lưng.