Trong bộ não của con người không chỉ có trí nhớ từ trước khi sinh, mà về tương lai của chính mình. Các nhà sinh lý học Nga đã khẳng định điều đó.
Có vẻ như đây là chuyện không tưởng, thế nhưng GS. Aleksander Szepovalnikôp (Viện nghiên cứu sinh học tiến hoá LB Nga) khẳng định: Một khi đã "lập trình hoá" được con người bằng những biện pháp thích hợp, đối tượng sẽ có khả năng trả lời về những chuyện như bản thân cảm thấy thế nào và đã nhìn thấy gì trước khi ra đời; thậm chí chúng ta có thể trình bày kiến thức về chuyện gì sẽ diễn ra với bản thân khi về già.
(Ảnh: alrig.com) |
Còn những người khác, khi tham gia những thí nghiệm với chuyên gia, trong khi bị thôi miên, họ có thể cư xử không khác gì các cụ già, hồn nhiên kể chuyện về các cháu chắt của mình, hay về bệnh tật 1 cách rất tự nhiên. Theo các nhà khoa học, trong não bộ của con người có chứa 1 "phần mềm", trong đó ghi toàn bộ thông tin về cuộc sống, từ thời điểm sinh ra cho đến lúc qua đời.
Trong thời gian đối tượng tham gia nghiên cứu bị thôi miên, các chuyên gia đã thực hiện ghi chép các xung điện xuất phát trong não bộ. Các nhà khoa học quan sát thấy rằng trong khi đối tượng thực hiện các chuyến "du lịch" vào thời gian, có 2 trung tâm thuộc vùng vỏ não ở trán thuộc bán cầu não phải kết nối với nhau. Thế nhưng chúng lập tức tách rời, lập tức quay lại hoạt động chức năng bình thường của mình và phong toả sự tiếp cận thông tin đã cất giữ trong trí nhớ, ngay khi đối tượng trở về với thực tại. Chính vì vậy sau khi trạng thái thôi miên kết thúc, con người không thể nhớ chuyện gì vừa diễn ra với bản thân mình.
Có thể chưa rõ hiệu quả của phương pháp này đến đâu, nhưng chắc chắn nó sẽ giúp ích cho điều trị chứng mất trí của nhiều người.