Một loài sinh vật biển có thể hạn chế khí gây hiệu ứng nhà kính

Sinh vật có tên khoa học Salpa aspera đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế khí carbon dioxide (CO2) gây hiệu ứng nhà kính. Sau 4 chuyến thám hiểm đến Bắc Đại Tây Dương kể từ năm 1975, các nhà sinh vật học của Viện Hải dương Woods Hole và Đại học Connecticut (Mỹ) phát hiện sinh vật trông giống con sứa này mỗi ngày có thể chuyên chở hàng tấn khí carbon từ bề mặt đại dương xuống lòng biển sâu và ngăn không để loại khí có hại này quay trở lại bầu khí quyển.

Sinh vật Salpa aspera (Ảnh: hawaii.edu)

Các đại dương trên trái đất là nơi hấp thụ khí CO2 thừa từ khí quyển cộng với một số khí CO2 thải ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Trên mặt biển ngập tràn ánh nắng, phiêu sinh vật (một dạng thực vật bé xíu) sử dụng khí CO2 để phát triển. Các loài sinh vật biển sau đó ăn phiêu sinh vật và luôn cả carbon. Nhưng hầu hết khí carbon phát tán trở lại đại dương khi động vật thải phân hoặc chết đi. Chất khí này có thể được vi khuẩn và thực vật tái sử dụng hoặc có thể quay trở lại khí quyển dưới dạng khí CO2 giữ nhiệt khi được động vật sử dụng và hô hấp.

Salpa aspera sống thành từng đàn hàng tỉ con dưới đáy biển với mỗi đàn chiếm diện tích rộng khoảng 100.000km2. Các nhà khoa học ước tính hàng ngày mỗi đàn Salpa aspera tiêu thụ 74% lượng phiêu sinh vật chứa carbon trên mặt biển và phân của chúng chìm xuống biển sâu mang theo 4.000 tấn carbon.

Trước đó, người ta phát hiện phân Salpa aspera mỗi ngày chìm sâu xuống độ sâu 1.000/m. Khi chết, xác của chúng mang theo carbon chìm sâu xuống 475/m. Ban ngày chúng bơi những quãng đường xa và dừng chân ở độ sâu 600-800m để tránh động vật ăn thịt hoặc ánh nắng có thể làm chúng tổn thương, và chỉ trồi lên mặt nước mỗi khi trời tối để tái sinh sản và phát triển với nguồn thức ăn - phiêu sinh vật dồi dào. Salpa aspera gồm rất nhiều loại và phân bổ thành những đàn dày đặc ở ngoài khơi biển Australia, New Zealand, Nhật Bản, Nam Phi, Đông Nam nước Mỹ, phía Tây Địa Trung Hải, phía Đông của Bắc Đại Tây Dương và Nam Đại Tây Dương.

T.H

Theo Science Daily, Live Science, Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video