Một số bao bì thực phẩm có thể gây vô sinh?

Bisphenol-A, một hoá chất gây tranh cãi được dùng để làm cứng các loại bao bì cho nhiều loại thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của loài người. 

Chất bisphenol-A có trong một số chai, hộp đựng thực phẩm, đồ uống đang bị nghi ngờ gây vô sinh. Ảnh: MSN

Tháng trước, một cố vấn khoa học của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã sai lầm khi công bố rằng bisphenol-A (BPA), sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất bình sữa cho trẻ sơ sinh và các loại bao bì cho thực phẩm và đồ uống không có gì nguy hiểm cho sức khoẻ. Cục này cũng cho biết vào đầu năm 2009 sẽ bắt đầu nghiên cứu liệu BPA có ảnh hưởng gì đến trẻ em dưới 1 tháng tuổi không.

Ngay sau đó, cuối tháng 11/2008, tại hội nghị thường niên của Hội Y học sinh sản Mỹ, họp ở San Francisco, có nhiều bản báo cáo chứng minh rằng BPA có thể không chỉ làm giảm xác suất thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm mà còn làm bào thai không bám được vào tử cung. “Phát hiện này là vô cùng quan trọng”, TS Richard J. Paulson, Chủ nhiệm Khoa Nội tiết học sinh sản và Vô sinh, Trường Y Nam California đánh giá.

Trong báo cáo đầu tiên, một nhóm các nhà y học của Trường ĐH California do TS Julie Lamb đứng đầu đã xác định mức độ BPA trong những người (cả nam và nữ) đến bệnh viện để thụ tinh trong ống nghiệm và thấy rằng 93% trong số 41 phụ nữ có lượng BPA ở mức phát hiện được, và 81% trong số 41 nam giới có chứa BPA ở liều lượng đáng kể.

Các nhà nghiên cứu có nhận xét, ở những người phụ nữ có nhiễm BPA thường xảy ra hiện tượng khó thụ thai. Nhưng Paulson không cho rằng nhận xét này đủ cơ sở để chứng minh BPA tác động đến sự thành công của việc tạo ra phôi trong ống nghiệm.

Tuy nhiên, ông cho biết: “Hầu hết những người phụ nữ đến bệnh viện điều trị vô sinh đều phát hiện thấy có vết BPA trong máu, song ý nghĩa của nhận xét nói trên chưa thể coi là dẫn chứng chắc chắn”.

Trong một bản báo cáo khác, BS. Shelley Ehrlich, Trường ĐH Y tế cộng đồng Harvard và các đồng nghiệp nhận thấy rằng việc bị phơi nhiễm (exposure) với BPA không có ảnh hưởng gì tới tinh trùng, sau khi đã xác định mức độ BPA trong tinh trùng của 71 người đàn ông và đánh giá chất lượng tinh trùng của họ. 

Bình sữa cũng có thể có bisphenol-A. Ảnh: MNS.com


Phát hiện này, theo TS. Paulson, đã “tái khẳng định rằng các kết quả chỉ nên coi là bước đầu, vì thời gian nghiên cứu còn ít”.

Bình luận về 2 công trình nghiên cứu này, TS. Hugh S. Taylor, Chủ nhiệm Khoa Nội tiết học sinh sản và Vô sinh, Trường Y thuộc ĐH Yale, lưu ý thêm các nghiên cứu chưa đạt được mức độ tin cậy về mặt thống kê (vì số liệu còn hạn chế) “Đó là điều tôi còn hồ nghi về sự kết án BPA. Dường như BPA vẫn nghiêng nhiều hơn về vai trò của một độc tố phát triển, có liên quan đến tử vong khi sinh và phát triển sau này của trẻ”.

Trong công trình nghiên cứu thứ ba, TS. Lusine Aghajanova, thực tập sinh sau tiến sĩ tại Trường ĐH California, San Francisco, đã cho tế bào tử cung của những người phụ nữ khoẻ mạnh tiếp xúc với BPA với mức độ thường phát hiện ở những người Mỹ. Cô cho biết: “Chúng tôi đã quan sát thấy rằng khi những tế bào tử cung bị phơi nhiễm với BPA thì sự phân chia tế bào bị giảm sút nghiêm trọng. Hơn nữa, những số liệu chúng tôi thu được còn chứng tỏ BPA có thể can thiệp vào sự phát triển sau này của tế bào tử cung và cách các tế bào này chuẩn bị cho việc mang thai của người phụ nữ”.

“Sự phơi nhiễm BPA có thể ngăn cản bào thai bám vào tử cung nữa”, cô nói thêm.

Những nghiên cứu trước đây trên súc vật chứng tỏ BPA có thể tác động giống hệt hocmon giới tính của nữ giới là estrogen. Nỗi lo lắng là ở chỗ sự phơi nhiễm với hoá chất này có thể gây ra những khuyết tật khi sinh và những vấn đề phát triển của trẻ.

Người ta còn nghi ngờ sự phơi nhiễm với BPA còn là nguyên nhân của một số nguy cơ về sức khoẻ khác nữa như ung thư, tiểu đường, béo phì và những rối loạn về thiểu năng trí tuệ. Sự phơi nhiễm BPA có thể xảy ra qua cách tiếp xúc trực tiếp với hoá chất này hoặc gián tiếp qua đồ ăn thức uống đựng trong những bao bì có sự tham gia của BPA trong quá trình sản xuất.

Theo VietNamNet (MNS.com)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video