Một quả cầu lửa thiên thạch bay vụt ngang bầu trời Canada vào ban ngày, sự kiện kỳ lạ này đã được một người phụ nữ đang ngồi xe trượt tuyết vô tình quay lại.
Một quả cầu bốc cháy phát ra một ánh sáng bất thường đã "đi du lịch" với vận tốc 56.000 dặm một giờ tiến gần tới Trái đất tại khu vực bầu trời Canada, và đã bị quay phim lại. Một người phụ nữ tên là Bekka Gunner đang ngồi trên chiếc xe trượt tuyết xuyên qua một khu rừng đã phát hiện ra một ngôi sao băng vào ban ngày, quả cầu lửa đang bay qua bầu trời phía trên biên giới Canada-Mỹ. Người phụ nữ này đã kịp thời ghi lại hiện tượng hiếm có bằng camera máy điện thoại của mình.
Quả cầu lửa đang bay qua bầu trời phía trên biên giới Canada-Mỹ.
Cảm biến phát hiện sao băng của Hiệp hội Khí tượng Mỹ (AMS) đã tìm ra được tảng đá không gian. Phân tích từ AMS tiết lộ thiên thạch đã đi lướt vào khí quyển và cách 22 dặm so với bề mặt trái đất, với tốc độ bay 56.000 dặm một giờ. Khi các thiên thạch tạo ra một vụ nổ ánh sáng mạnh như vậy, chúng được gọi là tia sáng. Vụ nổ của quả cầu lửa mạnh đến mức có thể nghe thấy ở tận phía nam New York.
AMS cho biết: "Hàng chục người đã liên hệ với truyền thông địa phương về một tiếng nổ lớn được nghe thấy vào cùng thời điểm diễn ra ở trung tâm New York. Khi một quả cầu lửa xâm nhập đến tầng bình lưu, dưới độ cao khoảng 30 dặm (50 km), và phát nổ như một sao băng, sẽ có khả năng tiếng nổ siêu âm sẽ truyền tới tận mặt đất bên dưới".
Quả cầu lửa xảy ra khi một thiên thạch hoặc một tảng đá không gian khác va vào bầu khí quyển. Không khí thấm vào các lỗ rỗng của đá, đẩy nó ra xa và khiến nó phát nổ. Trên thực tế, thiên thạch bay với tốc độ 56.000 dặm một giờ (90.000 km / h), và sau đó nó vỡ thành nhiều mảnh ở độ cao khoảng 22 dặm (35 km)
Tổ chức Sao băng Quốc tế (IMO) cho biết: "Quả cầu lửa thiên thạch này có vẻ sáng hơn bình thường. Do vận tốc mà chúng tấn công vào bầu khí quyển của Trái đất, các mảnh vỡ lớn hơn một milimét có khả năng tạo ra một tia sáng khi chúng chạy xuyên qua các tầng trời ở trên. Những thiên thạch sáng này được chúng tôi gọi là quả cầu lửa và chúng thường gây ra sự sợ hãi cho những người chứng kiến chúng".