Nếu có cái gì đó đập vào đầu bạn trong lúc bạn đang đội chiếc mũ bảo hiểm này, lớp nệm mềm dẻo bên trong của chiếc mũ sẽ ngay tức khắc chuyển thành chất liệu chống sốc cứng như đá.
Nhà thiết kế công nghiệp Tore Christian Bjørsvik Storholmen thuộc trung tâm nghiên cứu sức khỏe SINTEF cho rằng các công nhân trong ngành công nghiệp xây dựng xứng đáng có một loại mũ bảo hiểm thông minh hơn mẫu mũ hiện tại.
Hiện nay, nhà thiết kế 27 tuổi này đã dành được một giải thưởng của Hội đồng thiết kế Na-Uy cho chiếc mũ bảo hiểm “tiên phong” của mình. *
Kiểu dáng mới
Storholmen giải thích rằng “Khi đề cập đến vẻ bề ngoài, các loại mũ bảo hiểm an toàn không thay đổi gì nhiều lắm trong khoảng thời gian 30 năm qua. Kiểu dáng chiếc mũ của tôi lấy ý tưởng từ chiếc mũ bóng chày từ lâu vốn phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng”.
Anh chọn mẫu thiết kế này vì anh ý thức rõ rằng các công nhân thường hay mang những thiết bị bảo hiểm mà họ cảm thấy thoải mái khi mang hơn. Tuy nhiên, ý tưởng “thông minh” này còn đề cập đến nhiều điều hơn cả hình thức bên ngoài của chiếc mũ bảo hiểm mới.
Mũ bảo hiểm được lót một lớp ở bên trong bằng một cất liệu mềm và dẻo dưới các điều kiện bình thường, nhưng lại có khả năng chuyển ngay thành chất liệu cứng và chống sốc nếu mũ bảo hiểm bị tác động mạnh. (Ảnh: SINTEF) |
Chất liệu thông minh
Chiếc mũ bảo hiểm được lót một lớp ở bên trong bằng một cất liệu mềm và dẻo dưới các điều kiện bình thường, nhưng lại có khả năng chuyển ngay thành chất liệu cứng và chống sốc nếu mũ bảo hiểm bị tác động mạnh.
Tác giả đoạt giải thưởng này cho biết “Chất liệu ở lớp lót bên trong làm cho mũ bảo hiểm của tôi trông thoải mái hơn khi sử dụng nó hằng ngày, và đồng thời an toàn hơn những mẫu mũ thông thường”.
Và đặc biệt là cùng với tinh thần của thời đại, Storholmen đã chế tạo các bộ phận của lớp vỏ phía ngoài trở nên trong suốt, để ở phía bên ngoài có thể nhìn thấy được chất liệu chống sốc.
Bộ phận bảo vệ tai thông minh
Storholmen cũng sử dụng các chất liệu thông minh để chế tạo phần bảo vệ tai cho mũ bảo hiểm. Bản thân các phần bảo vệ tai và vành mũ được dùng để cung cấp điện cho các thiết bị trong mũ bảo hiểm được làm bằng vải sợi có thể tạo ra điện.
“Điều này có nghĩa là các hệ thống thông tin liên lạc có thể được kết hợp với mũ bảo hiểm mà không cần các dây cáp để có thể bắt tín hiệu với các thiết bị khác,” Storholmen nói.
Sóng vô tuyến hoặc các đường kết nối liên lạc hoặc các máy dò khí có thể được lắp đặt tất cả vào trong mũ bảo hiểm theo các yêu cầu cá nhân của người sử dụng.
Sự kết hợp giữa loại vải dệt chịu áp suất và công nghệ Bluetooth có nghĩa là người sử dụng có thể trả lời một cuộc gọi điện thoại di động mà không cần phải tháo găng tay, phần bảo vệ tai và mũ bảo hiểm.
Dự án sinh viên
Năm ngoái, Tore Christian Bjørsvik Storholmen đã tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học lớp thiết kế công nghiệp của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Na-Uy. Chiếc mũ bảo hiểm “tiên phong” này là kết quả của một dự án sinh viên trong lớp học.
Anh cho biết “Chúng tôi tự chọn các chủ đề nghiên cứu cho mình. Do tôi có một người anh làm trong ngành xây dựng nên tôi nhận ra là có rất nhiều người không thoải mái khi đội những chiếc mũ bảo hiểm an toàn thông thường”.
Nỗ lực tập thể đa ngành
Storholmen hiện đang làm việc cho bộ phận Work Physiology của trung tâm nghiên cứu sức khỏe của SINTEF, đây là nơi mà ông làm việc với thiết bị SmartWear – một trong sáu lĩnh vực nỗ lực đặc biệt của tập đoàn SINTEF. Mục tiêu là để phát triển hai loại quần áo thông minh sau đây:
Quần áo có các thiết bị trang bị tích hợp như được gắn vào các máy cảm ứng và thiết bị thông tin liên lạc.
Quần áo được làm bằng các chất liệu chức năng như các chất liệu đem lại các đặc tính mới cho quần áo khi nhiệt độ thay đổi hay khi có các sự biến đổi khác trong môi trường của người sử dụng.
*Mũ bảo hiểm này nhận được giải ba trong cuộc thi “Tài năng trẻ mở rộng” tại lễ trao giải thiết kế năm 2008 ở Oslo vào ngày 12 tháng 3.