Mưa sao băng cực đại ở Việt Nam

Theo dự báo của IMO - Tổ chức sao băng quốc tế - thời gian mưa sao băng Perseids diễn ra cực điểm năm nay là vào rạng sáng ngày 13/8.

Các nhà thiên văn học Việt Nam nhận định, Việt Nam hoàn toàn có thể quan sát trận mưa sao băng này cực điểm vào lúc 2- 3h sáng ngày 13/8. Ông Nguyễn Văn Phường, Hội Thiên văn Việt Nam cho biết, trận sao băng này là một trong nhiều trận diễn ra trong thời điểm xuất hiện mưa sao băng hằng năm từ 17/7- 24/8. Theo đó, trận ngày 13/8 là trận cực đại.

Một trận mưa sao băng

Th.S Phan Văn Đồng, Tổng thư ký Hội thiên văn Việt Nam giải thích về hiện tượng mưa sao băng như sau: nếu một đêm nào đó có nhiều sao băng xuất hiện và dường như các vạch loé sáng đó bắt nguồn từ một điểm xa xôi trên bầu trời thì đêm đó ta bắt gặp một trận mưa sao băng. 

Một trận mưa sao băng (Ảnh: fli-cam.com)

Nhiều sao băng rơi cùng một lúc và kéo dài thì được gọi là mưa sao băng. Sao băng hình thành đại đa số là do các mảnh vỡ của các hành tinh nhỏ (tiểu hành tinh) của sao chổi tan ra, cọ xát vào khí quyển Trái Đất và bốc cháy. Quá trình bốc cháy này sẽ kèm theo hiện tượng phát quang, tạo nên vệt loé sáng trên nền trời ở độ cao 100- 160km so với mặt đất.

Chính vì cơ sở khoa học hình thành mưa sao băng nên các nhà khoa học khẳng định: Đây là một hiện tượng huyền diệu đầy bí ẩn mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nó không liên quan đến việc ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay hiện tượng biến đổi khí hậu.

Cũng vì sự bí ẩn đó mà nhiều người mơ mộng cho rằng nếu nhìn thấy sao đổi ngôi, bạn hãy ước một điều gì đó, nó sẽ trở thành hiện thực. “Điều này hoàn toàn do ý chủ quan của con người chứ không có cơ sở khoa học”- ông Nguyễn Phúc Giác Hải, trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người khẳng định.

Song dưới góc độ khoa học vũ trụ, thiên văn, Th.S Phan Văn Đồng khẳng định: "Đây là cơ hội tốt để các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu trạng thái khí quyển của Trái Đất".

Làm thế nào để quan sát được trận mưa sao băng rõ nhất?

Để quan sát rõ nét nhất, ta nên đến một nơi ít bị ánh điện làm loá bầu trời, tốt nhất là đi về vùng nông thôn, miền núi, rồi chọn vị trí không bị vật cản che khuất tầm nhìn.

Thời gian theo dõi tốt nhất là khoảng nửa đêm, gần sáng, kinh nghiệm quan sát bầu trời sao cho thấy, càng về khuya, bầu trời càng tối, càng dễ nhìn sao sa. Lưu ý, không nên dùng kính viễn vọng để quan sát vì kính chỉ cho phép ta nhìn xa chứ không thể nhìn trong phạm vi rộng được.

Còn ông Nguyễn Văn Phường cho biết: nên chọn thời điểm 2- 3h sáng để quan sát. Hướng tốt nhất để quan sát là hướng Đông Bắc (hướng của chòm sao Anh Thiên - sao chổi Swift-Tuttle - chòm sao có sự va chạm tạo trận mưa sao băng này).

Ông Phường cũng khẳng định: bằng mắt thường là có thể quan sát mưa sao băng, không cần đến các phương tiện hỗ trợ như kính thiên văn.

Tuy nhiên, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Câu lạc bộ thiên văn trẻ Việt Nam lưu ý: việc quan sát cực đại trận sao băng này phụ thuộc rất lớn vào độ tỏa sáng của Mặt Trăng và mật độ mây thời điểm đó.

Theo nhận định của ông Sơn, rạng sáng, đêm ngày 12/8, đã có hiện tượng mây đen phủ kín- "Hy vọng, ngày 13, hiện tượng trên sẽ không có để chúng ta có thể tận mắt chứng kiến một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này"- ông Sơn nói.

Theo Bee, Hà Nội mới
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video