Mưa sao băng đáng chú ý xuất hiện vào tối thứ hai tới

Những mảnh vụn của sao chổi Halley đang lao vào bầu khí quyển của Trái đất và hứa hẹn sẽ tạo ra một trận mưa sao băng đẹp vào tối thứ 2 tới (6/5), nếu thời tiết thuận lợi.

Trận mưa sao băng Eta Aquarid (hay mưa sao băng Bảo Bình) diễn ra hằng năm từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 28 tháng 5, đạt cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 06 rạng sáng ngày 07 tháng 5.


Mưa sao băng Bảo Bình có tần suất khá dày, thời điểm cực đại có thể đạt 60 vệt/giờ.

Có nguồn gốc từ sao chổi Halley, khi đi qua quỹ đạo Trái đất để lại nhiều mảnh vụn lao vào bầu khí quyển, mưa sao băng Bảo Bình có tần suất khá dày, thời điểm cực đại có thể đạt 60 vệt sao băng một giờ.

Năm nay, thời điểm cực đại trùng với đêm mùng 2 tháng 4 âm lịch, mặt trăng lưỡi liềm mỏng không gây ảnh hưởng đến quan sát mưa sao băng. Nếu điều kiện thời tiết không mưa, ít mây hoặc trời quang không mây, đây sẽ là điều kiện lý tưởng để quan sát trận mưa sao băng đáng chú ý này.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm, khoảng 2h sáng ngày 7/5. Người quan sát nhìn về phía trời đông, nơi có chòm sao Bảo Bình. Ngoài ra, sao băng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời. Nên chọn khu vực tối, thoáng đãng, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.

Lưu ý: Xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.

Cập nhật: 03/05/2019 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video