Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nikolaos Evangeliou khẳng định: "Chúng ta không cần lo lắng".
Nhóm nghiên cứu của Nikolaos Evangeliou, thuộc Viện nghiên cứu hàng không Na Uy, lần đầu tiên khảo sát lượng nhiễm phóng xạ toàn cầu do sự cố tại ba lò phản ứng hạt nhân nhà máy hạt nhân Fukushima-Daiichi ở Nhật Bản sau khi một cơn sóng thần xảy ra vào năm 2011.
Họ đã tính toán sự tiếp xúc của mọi người trên Trái Đất với hai đồng vị phóng xạ. Được biết, hầu hết các số liệu được lấy từ theo dõi bức xạ trong môi trường bằng cách sử dụng một mạng lưới các trạm đo toàn cầu thời gian qua của Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện CTBTO (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty Organization).
Lượng phóng xạ mà hầu hết các cá nhân chúng ta nhận thêm là 0,1 millisievert.
Từ đó, nhóm khoa học thấy rằng mỗi người chúng ta đều nhận thêm lượng xạ sau thảm họa nói trên.
Tuy nhiên, Nikolaos Evangeliou khẳng định: "Chúng ta không cần lo lắng". Nhà nghiên cứu phát biểu trong cuộc họp thường niên của Liên minh Khoa học địa lý châu Âu tại Vienna, Áo vào tháng trước: "Hơn 80% bức xạ được lưu giữ ở đại dương và các cực, vì vậy tôi nghĩ rằng quần thể toàn cầu ít bị phơi nhiễm nhất”.
Ông cũng đã ước lượng phóng xạ mà hầu hết các cá nhân chúng ta nhận thêm là 0,1 millisievert. (Sievert: đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại theo tiêu chuẩn đo lường quốc tế).
Ngay cả ở Nhật Bản, bức xạ trên người cũng thấp, chỉ 0,5 millisieverts - gần với giới hạn khuyến cáo cho việc hít thở khí radon tự nhiên hàng năm(radon là chất ô nhiễm không khí tự nhiên, lọt vào trong các tòa nhà qua những kẽ nứt và các lỗ nhỏ trong nền đất... gây ung thư phổi).
Không có gì ngạc nhiên khi dân cư ở Fukushima và các khu vực lân cận trong 3 tháng đầu của vụ tai nạn chịu từ 1 đến 5 millisieverts. Tuy nhiên, lượng xạ như vậy vẫn còn tương đối thấp. Có thể lấy ví dụ: Chụp cắt lớp CT điển hình cho ra 15 millisieverts, trong khi phải đến mức 1.000 millisieverts mới gây ra bệnh nhiễm xạ.
Ngay cả ở Nhật Bản, bức xạ trên người cũng thấp, chỉ 0,5 millisieverts.
Nhưng Evangeliou nói rằng những ảnh hưởng đối với động vật hoang dã xung quanh có thể nghiêm trọng hơn. Ông hé lộ mức độ phóng xạ tăng lên xung quanh Fukushima liên quan đến sự sụt giảm số lượng chim từ giữa năm 2011 đến năm 2014.
"Cũng có những báo cáo về sự sụt giảm các loài khác như côn trùng và một số động vật có vú", ông nói.
Tuy nhiên về tổng thể, Evangeliou đánh giá những nguy cơ do sự cố hạt nhân Chernobyl xảy ra ở Ucraina năm 1986 vẫn còn lớn hơn nhiều so với những người ở Fukushima, bởi vì sự sụp đổ này lớn hơn và tai nạn xảy ra trong khu vực đông dân cư hơn.