Theo New Atlas, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia (Sandia National Laboratorie), Mỹ, đang nghiên cứu bộ não chuồn chuồn để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa nhỏ gọn và hiệu quả.
Mục tiêu là mô phỏng bộ não của côn trùng săn mồi trong thuật toán máy tính để phát triển các thiết bị đánh chặn, có thể ngăn chặn các mối đe dọa nhanh hơn nhiều và đạt được tốc độ hủy diệt cao hơn các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có.
Chuồn chuồn là một trong những kẻ săn mồi hoàn hảo nhất của tự nhiên khi tóm bắt được con mồi trong 95% trường hợp - (Ảnh: Shutterstock).
Loài chuồn chuồn đã tồn tại khoảng 325 triệu năm và không thay đổi nhiều kể từ đó. Có lẽ, thực tế là chúng là một trong những kẻ săn mồi hoàn hảo nhất của tự nhiên khi tóm bắt được con mồi trong 95% trường hợp.
Điều này là do cấu trúc đặc biệt của bộ não của côn trùng, thoạt nhìn có vẻ nguyên sơ, nhưng trong thực tế có khả năng tính toán nhanh và phức tạp một cách đáng ngạc nhiên. Ví dụ, khi một con chuồn chuồn săn mồi là một loài côn trùng bay khác, nó không đuổi theo con mồi tiềm năng mà tính toán đường bay và chặn con mồi.
Với kỹ thuật đảo ngược (reverse engineering), các nhà nghiên cứu đã phân tích các hành vi chính của một con chuồn chuồn thực sự và mô phỏng loài côn trùng này trong môi trường kỹ thuật số, sao chép bộ não của chuồn chuồn dưới dạng các mạng nơ rôn.
Thuật toán thu được hóa ra rất giống với bộ não của một loài côn trùng thực sự. Ví dụ, mạng nơ rôn đã phản ứng với sự xuất hiện của con mồi chỉ trong 50 mili giây (ms) - tốc độ này nhanh hơn 6 lần so với chớp mắt của con người, nhưng hơi chậm hơn một chút so với phản ứng của một con chuồn chuồn thực sự.
Các nhà nghiên cứu tin rằng các thử nghiệm tiếp theo sẽ tạo ra các hệ thống phòng thủ tên lửa nhỏ gọn và hiệu quả hơn, có thể nhanh chóng đánh chặn tên lửa và máy bay đối phương.