Bàng quang nuôi trong phòng thí nghiệm (Ảnh: VNN) |
Nhóm các nhà khoa học đã chữa trị cho bảy bệnh nhân trẻ mắc bệnh bẩm sinh thoát vị màng não - tuỷ sống nguyên nhân dẫn đến bàng quang yếu.
Họ đã lấy một sinh thiết bàng quang từ bệnh nhân. Sau đó, tách các tế bào cơ và các tế bào bàng quang đặc biệt được gọi là những tế bào urothelial đặt lên "giàn giáo" hình bàng quang.
Những tế bào này được nuôi trong phòng thí nghiệm từ bảy đến tám tuần.
Bằng phương pháp phẫu thuật các nhà nghiên cứu đã gắn bàng quang trong phòng thí nghiệm vào bàng quang của người bệnh và theo dõi quá trình phát triển này trong 5 năm.
Kết quả cho thấy chức năng của bàng quang được cải thiện mà không có bất cứ phản ứng nào.
Thành công của nghiên cứu trên đã được đưa trên tờ The Lancet ngày 4/4 và được đánh giá như một bước đột phá về y học hướng tới sự phát triển, thay thế các bộ phận hư tổn khác trong cơ thể.
Hiện nay, bằng phương pháp này các nhà khoa đang tiến hành cấy ghép 20 mô khác nhau của các bộ phận trong phòng thí nghiệm như mạch máu và tim.
Ngọc Huyền