Mỹ tiêm thử nghiệm virus diệt ung thư trên người

Các nhà khoa học tại Imugene Limited và City of Hope thử nghiệm loại virus tiêu diệt ung thư mới, với tên gọi CF33-hNIS, dành cho những người có khối u rắn đang phát triển.

Virus được thiết kế đặc biệt để tái tạo bên trong tế bào ung thư, sau đó tiêu diệt chúng mà không gây hại cho các tế bào bình thường xung quanh. Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng virus ổn định, là công cụ thích hợp hỗ trợ việc chuyển hóa liệu pháp này sang môi trường lâm sàng.

Các thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật cho thấy liệu pháp có hiệu quả trong việc thu nhỏ khối u vú, ruột kết, tuyến tụy và các khối u đặc ở buồng trứng.


Liệu pháp virus có thể tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại cho các tế bào xung quanh. (Ảnh: Shutterstock)

"Các nghiên cứu trước đây của chúng tôi chứng minh rằng virus có thể kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng và tiêu diệt khối u ung thư, đồng thời giúp hệ miễn dịch phản ứng nhanh hơn với các liệu pháp khác, bao gồm chất ức chế kiểm soát", tiến sĩ Daneng Li, điều tra viên chính, giáo sư trợ lý của nghiên cứu, nhận định.

Ông cho rằng giới khoa học cần thúc đẩy các công trình về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư. Tiến sĩ Li tin rằng CF33-hNIS có tiềm năng cải thiện kết quả cho bệnh nhân trong cuộc chiến với ung thư.

Nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, nhằm kiểm tra tính an toàn và liều dùng chính xác ở người bệnh.

Thử nghiệm sẽ tuyển dụng 100 tình nguyện viên có khối u rắn di căn hoặc đang tiến triển. Các bệnh nhân này đã điều trị bằng ít nhất hai phương pháp tiêu chuẩn khác. Họ được sử dụng liệu pháp virus CF33-hNIS, tiêm trực tiếp vào khối u hoặc tiêm tĩnh mạch.

Sau khi tiêm liều thấp nhất cho một số bệnh nhân nhất định để kiểm tra độ an toàn, các chuyên gia sẽ điều trị kết hợp với liệu pháp kháng thể pembrolizumab, có khả năng chống lại tế bào ung thư.

Giáo sư Yuman Fong, chủ tịch Khoa ung thư phẫu thuật tại City of Hope, nhận định: "Chúng tôi đang hy vọng hoàn thành được lời hứa về việc sử dụng virus và liệu pháp miễn dịch điều trị các loại ung thư chết người".

Thử nghiệm lâm sàng dự kiến kéo dài hai năm, mục tiêu chính là đánh giá liệu phương pháp này có an toàn hay không và tìm ra liều lượng thích hợp cho người bệnh.

Cập nhật: 24/05/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video