Năm 2012 tất cả núi lửa đồng loạt thức giấc?

Nhân loại dường như chưa yên tâm khi chưa thoát khỏi những lời “sấm truyền” về ngày tận thế mà những người da đỏ Maya từ ngàn xưa để lại.


Các núi lửa sẽ đồng loạt thức giấc vào năm 2012.
Ảnh minh họa.

Từ Mặt trời thứ năm đến Mặt trời thứ sáu

Các nhà nghiên cứu văn hoá cổ đại đã mệt mỏi để giải thích cho công chúng rằng người Maya không hề đưa ra những lời sấm ký, tiên đoán ngày tận thế trong lịch cổ của mình vào ngày 21-12-2012 như đồn đại. Họ chỉ nói vào ngày này là kết thúc một chu kỳ kéo dài 5126 năm của họ, hoặc Mặt trời thứ năm theo thuật ngữ của những người Anhđiêng sẽ bị thay thế bằng Mặt trời thứ sáu.

Thế nhưng nhiều người vẫn tin rằng vào đúng thời gian này một đại thảm hoạ sẽ xảy ra giết chết mọi sự sống trên Trái đất. Niềm tin ấy được củng cố bằng một phát hiện động trời mới:

Vừa đây, hai nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Sydney (Australia) là Bergen và Gavaiev thông báo rằng họ đã phát hiện ra những xung lực bất thường trong lòng đất. Dường như trong lịch sử Trái đất đã có những thời kỳ tất cả các núi lửa cùng lúc phun trào và khi ấy là địa ngục đích thực. Đó là ngày tận thế của tất mọi loài sống trên Trái đất. Mặc dù có thể vài loài nào đó sống sót nhưng sẽ tiếp tục dưới một hình thức khác. Người ta có thể đưa ra các dẫn chứng về những hoá thạch khủng long đã từng làm chúa tể hành tinh đã bị tuyệt chủng hoàn toàn và cuộc sống đa dạng hiện nay trong đó có loài người là cuộc sống sau thảm họa.

Xung lực trong lòng đất

Hàng chục triệu năm về trước, rất nhiều núi lửa trên lớp vỏ Trái đất phun trào và hiện vẫn còn những điểm nóng từ các đảo từ Hawaii đến đảo Kuril, từ Iceland đến Bắc Mỹ. Người ta cũng xác định được núi lửa hoạt động mạnh vào 10, 22, 30, 40, 49 và 60 triệu năm về trước. Trung bình cứ sau 10 triệu năm chúng lại đồng loạt phun trào rất mãnh liệt. Giữa chu kỳ đó, có những đợt hoạt động mạnh vào 4, 15, 34, 45 và 65 triệu năm về trước, trung bình 5 triệu năm lại một lần hành tinh không yên ổn. Sự tuyệt chủng của khủng long cách nay 65 triệu năm, đúng vào đợt núi lửa nhất loạt phun.

Những số liệu đó được ghi nhận trong lịch sử địa chất. Liệu có phải đã 10 triệu năm lại trôi qua và giờ G ấy đã đến vào năm 2012, lại rơi vào đợt núi lửa hoạt động.

Đương nhiên có một giả thuyết cạnh tranh khác về hiện tượng này. Nó cho rằng khủng long bị tuyệt chủng là do sự va chạm khủng khiếp giữa Trái đất và các thiên thạch, nhưng những người phản đối thuyết này lại cố chứng minh rằng sự việc “va chạm với thiên thạch” xảy ra sau vụ núi lửa nhất loạt phun tới 200 triệu năm. Lúc đó loài bị diệt chủng là khủng long cổ (archodinaure), tiền thân của khủng long chứ không phải các loài khủng long người ta thường đào được hoá thạch. Những dung nham của núi lửa tràn khắp lãnh thổ của Siberia và Ấn Độ ngày nay.

Cùng với sự diệt chủng của khủng long cổ, trên 60% thực vật cũng biến mất.

Nguyên nhân của sự phun trào cùng lúc của tất cả các núi lửa chưa rõ và không thể đoán trước. Nhưng sự nguy hiểm của nó là cực kỳ khủng khiếp.


Thí dụ tồi tệ từ Hỏa tinh


Ngọn núi lửa Olympus Mons, ngọn núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời. Ảnh minh họa.

Ngọn Santa Helena nằm ở phía Tây nước Mỹ là một núi lửa đang hoạt động. Lần phun trào mới nhất của nó vào năm 2004. Năm 1980 nó cũng phun mạnh làm 57 người chết, một số thành phố bị bao phủ bởi một lớp tro dày.

Năm 1980 ấy các nhà khoa học cũng đã đưa ra dự báo khi họ phát hiện những thành tạo dẫn diện rộng lớn và bất thường trong lòng đất ở độ sâu 15km và cho là một hốc nước lớn.

Graham Hill, Viện nghiên cứu Trái đất và hạt nhân New Zealand đã dùng những thiết bị hiện đại hơn để thăm dò và kết luận đó không phải là nước mà dưới chân núi Santa Helena là một khối đất đá ở trạng thái nóng chảy kéo dài theo 2 nhánh, một nhánh 50km và nhánh kia 70km. Một kênh ngầm hẹp chạy từ đây đến lòng các núi lửa. Không loại trừ là hệ thống ấy còn kéo dài tới một vùng rất rộng bị bao phủ bởi nham thạch của Vườn quốc gia Yellowstone (bang Wyoming, Montana, Idaho - Mỹ), nơi nằm trên ngọn núi lửa lớn nhất đã nguội của lục địa gọi là miệng núi lửa Yellowstone.

Nếu như tất cả những đường kênh ngầm dung nham đồng thời phun trào thì sẽ xuất hiện một miệng núi lớn khủng khiếp có đường kính vài chục kilomet và sức phụt phi thường.

Hill lo sợ nói: Nó tương tự như thảm họa đã xảy ra trên sao Hỏa - hiện là núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt trời được đặt tên là Olympus Mons.

Chiều cao của “con quỷ” trên sao Hỏa này là 27 km, gấp 3 lần ngọn Everest và đường kính đến 550km. Cách xa đấy một chút là 3 ngọn núi lửa khác mang tên Arsia Mons, Pavonis Mons và Ascraeus Mons, tập hợp thành một hệ. Nếu cùng phun một lúc chúng sẽ gây hại lớn cho hành tinh của chúng ta, thậm chí tiêu diệt sự sống nơi này.

Điều phải cảnh giác nữa là những ngọn núi lửa khổng lồ này trên sao Hỏa nằm ở cùng vĩ độ với một hệ núi lửa trên Trái đất, nằm kề bên nhau, tạo ra một siêu núi lửa.

Hội địa chất London chia sẻ sự sợ hãi này. Họ đã dự báo sự phun trào của 2 siêu núi lửa ở châu Âu: trên các cánh đồng Flegrei không xa Napoli (Italia), bên cạnh đảo Kos ở Địa trung hải (thuộc Hy Lạp). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các khu vực bị nguy hiểm là Indonesia, New Zealand, Nhật, Kamchatka, Trung Mỹ. Dưới lòng đất ở những vùng này đều che giấu những bể chứa magma khổng lồ.

Một trong các núi lửa ở Iceland сó cái tên rất khó phát âm khi hoạt động sẽ làm tê liệt nền văn minh nhân loại ở mức khó hình dung.

Tiến sĩ Donald DePaolo, Trường ĐH California cho rằng sự phun đồng loạt không hẳn là tai hoạ đồi với thế giới đã quá tải về dân số này, Những gì sẽ xảy ra cứ để chúng xảy ra để Thiên nhiên “lập lại trật tự” cho biết bao nhiêu vấn đề lộn xộn của hành tinh này mà loài người không tự giải quyết được. Những thiên tai không đến nỗi khủng khiếp như ta hình dung và chắc chắn không sớm như dự đoán. Kết quả cũng không bi đát đến mức gây ra ngày tận thế. Thậm chí chúng còn có ích trên quy mô toàn cầu, vì chúng sẽ điều chỉnh các điều kiện và môi trường sinh sống của chúng ta.

Điều đáng quan tâm nhất là nhiệt độ. Về thực chất theo ý kiến các nhà địa hoá học, do chu trình khí cacbonic mà xuất hiện hiệu ứng nhà kính làm Trái đất nóng lên. Dường như sau 1 triệu năm khi khí cacbonic tích luỹ đến mức Trái đất sẽ “chết” vì bị ngạt thở. Nhưng nó sẽ không bị chết ngạt. Vì những trận mưa rào và bão tố đã chuyển khí cacbonic vào trong dung dịch. Hoà tan trong nước, khí cacbonic sẽ phản ứng với các chất khoáng, tạo ra vôi, bị rửa trôi ra biển và lắng đọng xuống đáy đại dương, Như vậy chính khí quyển đã đóng vai trò thu hồi khí cacbonic. Tiếp đó do sự chuyển động của các mảng kiến tạo, các lớp kết lắng này sẽ thâm nhập vào lòng đất và tại đây, ở nhiệt độ cao, chúng lại bị chảy ra.

Khí cacbonic được giải phóng và lại bị “bơm” vào khí quyển khi núi lửa phun trào, làm thành một vòng tuần hoàn khép kín.

DePaolo còn cho rằng, nếu các núi lửa ngừng bổ sung vào khí quyển khí cacbonic thì Trái đất sẽ biến thành một khối băng tuyết đông cứng.

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video