Nấm ảo giác tác động đến cơ thể bạn như thế nào?

Tuy nấm ảo giác là một mặt hàng bất hợp pháp, nhưng một số nghiên cứu đã chứng minh các thành phần trong nó có nhiều lợi ích như giúp giảm bớt lo âu và trầm cảm.

Dưới đây là những tác động mà nấm gây ảo giác có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn.

1. Nấm gây ảo giác làm cho bạn cảm thấy thoải mái

Theo các nhà khoa học, nấm ảo giác có thể tạo nên cảm giác thư giãn tương tự như cần sa liều lượng thấp.

Cũng như các loại thuốc gây ảo giác khác, chẳng hạn như LSD hoặc peyote, nấm ảo giác tạo ra kích thích bằng cách tác động lên các nơ ron thần kinh thông qua chất serotonin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh có nhiều chức năng khác nhau: điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và một số chức năng thuộc về nhận thức. Bên cạnh đó, nấm ảo giác cũng ảnh hưởng đến vùng vỏ não trước trán, đóng vai trò điều khiển tư duy trừu tượng, phân tích suy nghĩ, tâm trạng và nhận thức.

2. Chúng tạo nên ảo giác

Nhiều người từng dùng nấm đều mô tả lại một trải nghiệm kỳ lạ, giống như "nghe" được màu sắc và "thấy" được âm thanh. Vào năm 2014, các nhà nghiên cứu quyết định làm rõ điều này và đưa ra kết luận rằng các hóa chất trong nấm gây ảo giác đã làm rối loạn cảm nhận bằng cách khiến cho các dẫn truyền thần kinh bị lẫn vào nhau.


Nấm gây ảo giác có rất nhiều rủi ro. Và các bác sĩ đã xếp chúng vào mục "không được chấp nhận sử dụng vì mục đích y tế". (Nguồn ảnh: businessinsider).

3. Nấm ảo giác có thể chữa trầm cảm

Theo nhà thần kinh học David Nutt đến từ Đại học hoàng gia London, khi sử dụng nấm, các mô hình hoạt động não của người dùng cũng bị thay đổi. Một số khu vực não trở nên hoạt động mạnh mẽ hơn, trong khi một số khu vực khác lại bị yếu đi. Khu vực bị yếu đi nhiều nhất chính là một khu vực não đóng vai trò trong việc duy trì bản ngã.

Ở những người bị trầm cảm, các kết nối thần kinh ở khu vực bản ngã mạnh một cách bất thường. Dưới sự tác động của nấm ảo giác, những kết nối quá tải này sẽ được xoa dịu và từ đó tình trạng của bệnh nhân sẽ được cải thiện.

Một kết quả nghiên cứu kéo dài 5 năm được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Johns Hopkins cho thấy rằng chất psilocybin trong nấm có khả năng chữa trị rất mạnh đối với bệnh trầm cảm và lo âu.

Chỉ bằng một liều nấm ảo giác duy nhất, 80% số bệnh nhân tham gia chữa trị đã giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu. Đây là hai dấu hiệu chính trong việc đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh tâm thần.

4. Tuy nhiên, trong khi dùng thuốc, thỉnh thoảng cảm giác căng thẳng sẽ phát sinh

Nhiều trường hợp báo cáo từ các bệnh nhân tham gia chữa trị trầm cảm bằng nấm ảo giác đã cho thấy có sự xuất hiện của cảm giác lo lắng, căng thẳng và khó chịu kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Sau đó cảm giác thoải mái nhẹ nhõm mới bắt đầu phát sinh. Tuy nhiên, kinh nghiệm này thay đổi tùy thuộc vào thể trạng của người sử dụng.

5. Cảm giác của bạn về thời gian có thể bị bóp méo

Cảm thấy như thể thời gian đã bị làm chậm lại là một trong những tác dụng phụ của việc sử dụng nấm gây ảo giác, theo Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng ma túy Hoa Kỳ cho biết.


Cảm thấy như thể thời gian đã bị làm chậm lại là một trong những tác dụng phụ của việc sử dụng nấm gây ảo giác.

6. Bạn có thể có một trải nghiệm tương tự như cảm giác xuất hồn (out-of-body experience)

Nấm gây ảo giác có thể gây ra những tác động khá kì lạ mà cho đến nay khoa học vẫn chưa thể giải thích hoàn toàn. Sau khoảng 20-90 phút từ thời điểm sử dụng nấm, trải nghiệm "xuất hồn" sẽ bắt đầu và kéo dài tới hơn 12 tiếng. Trải nghiệm này có thể khác nhau tùy thuộc vào tâm trạng, cá tính cũng như cả môi trường xung quanh bạn.

7. Bạn có thể cảm thấy cởi mở hoặc giàu trí tưởng tượng hơn

Những người tham gia thí nghiệm sau khi đã sử dụng nấm ảo giác cho biết họ cảm thấy cởi mở hơn, sáng tạo hơn, và đánh giá cao hơn về tầm quan trọng của vẻ đẹp.

Khi các nhà nghiên cứu theo dõi các tình nguyện viên trong khoảng thời gian một năm sau đó, gần 2/3 số người cho biết việc dùng nấm là một trong những trải nghiệm quan trọng nhất và đã làm thay đổi cuộc đời họ. Trong đó có hơn ½ số tình nguyện viên vẫn giữ số điểm khá cao trong những bài kiểm tra tình cách về mức độ cởi mở.

Cập nhật: 21/01/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video