Phát hiện loài hoa "nhạy cảm" nhất thế giới

Các nhà khoa học Trung Quốc công bố phát hiện bốn loài thực vật mới thuộc chi Long đởm có thể khép cánh hoa trong vài giây khi chạm vào.

Khám phá do Giáo sư Dai Can từ Trường Khoa học Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Hồ Bắc dẫn đầu được thực hiện trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng ở tây bắc Trung Quốc.

Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science Bulletin, 4 loài mới đều thuộc chi Long đởm (Gentiana), bao gồm G. pseudoaquatica, G. prostrata var. karelinii, G. clarkei và một loài chưa được đặt tên. Với khả năng khép cánh hoa chỉ trong 7 - 210 giây sau khi bị tác động, đây là những loài hoa nhạy cảm và phản ứng nhanh nhất thế giới.

Sự chuyển động nhanh chóng của thực vật luôn hấp dẫn các nhà khoa học và người yêu thiên nhiên, vì không giống như động vật, chúng thường được coi là sinh vật tĩnh.

Chỉ một số ít loài được biết đến có khả năng đóng mở lá trong vài giây như cây xấu hổ và cây bắt ruồi Venus. Trước khám phá về Gentiana, nhóm thực vật duy nhất thể hiện hành vi đóng cánh hoa khi bị kích thích là chi Gọng vó (Drosera). Tuy nhiên, cây Drosera phản ứng nhanh nhất cũng phải mất 2 đến 10 phút để khép hoàn toàn cánh hoa.

"Thật sự kinh ngạc khi chứng kiến bằng mắt thường. Những bông hoa Gentiana biến mất ngay trước mặt bạn", trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.


Hoa Gentiana khép lại nhanh chóng khi bị con người và côn trùng tác động.

Hành vi khép cánh hoa nhanh chóng của Gentiana có thể là một cơ chế bảo vệ để ngăn sự xâm nhập lặp đi lặp lại của ong vò vẽ. Do kích thước lớn của côn trùng và xu hướng rạch ống hoa để lấy mật, 98,8% số hoa mà ong vò vẽ "ghé thăm" có biểu hiện khép cánh lại, nghiên cứu cho biết. Tổn thương đối với những bông hoa là rất đáng kể. Gần 80% hoa bị hư hại bên ngoài và 6% bị tổn thương ở bầu nhụy.

Khi được chạm vào, những bông hoa sẽ đóng lại trong vòng 7 đến 210 giây, điều này khiến chúng trở thành những bông hoa có phản ứng nhanh nhất thế giới.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể chỉ ra chính xác lý do tại sao bốn loại hoa Gentiana này lại khép kín như vậy, nhưng họ có một số giả thuyết.

Trong khi nghiên cứu những bông hoa họ nhận thấy rằng đây là loài yêu thích của ong vò vẽ. Cơ chế khép lại khi chạm vào của hoa là một phương tiện tiến hóa để bảo vệ chúng, chống lại ong vò vẽ, không cho ong thu thập mật hoa.

Tuy nhiên, một lý thuyết hợp lý khác lại lật ngược tình thế này. Những bông hoa hấp dẫn này khuyến khích ong vò vẽ chuyển phấn hoa hiệu quả hơn. Vì khi một bông hoa khép kín báo hiệu cho côn trùng rằng nó đã đến thăm trước đó và cần tìm một cây Gentiana khác.

Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng, nhưng cả hai lý thuyết đều hợp lý.

Một lời giải thích khác có thể là những loài thực vật này đã tiến hóa để khuyến khích ong vò vẽ chuyển phấn hoa hiệu quả hơn, vì một bông hoa đóng lại sẽ báo hiệu cho côn trùng biết rằng nó đã đến thăm trước đó và nên tìm kiếm một bông hoa khác.

Cập nhật: 02/03/2022 Theo VnExpress/GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video