Nam Cực bất ngờ xuất hiện "tuyết dưa hấu"

Trời ấm lên kích thích một loại tảo chứa sắc tố đỏ sinh sôi mạnh và khiến băng tuyết chuyển màu khác thường.  


Tảo Chlamydomonas nivalis khiến một phần băng tuyết Nam Cực chuyển đỏ. (Ảnh:Bộ Khoa học và Giáo dục Ukraine).

Bộ Khoa học và Giáo dục Ukraine đăng lên mạng xã hội ảnh chụp hiện tượng tuyết dưa hấu, hay tuyết máu, tại châu Nam Cực hôm 24/2. Trung tâm Khoa học Quốc gia Ukraine cho biết, tảo Chlamydomonas nivalis là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Chlamydomonas nivalis là một loại tảo xanh nhưng chứa thêm sắc tố đỏ để bảo vệ chúng khỏi bức xạ tia cực tím. Khác với hầu hết tảo nước ngọt, chúng phát triển ở những khu vực lạnh giá. Màu đỏ hấp thụ ánh nắng Mặt Trời, khiến tuyết tan và cung cấp thêm nước cho tảo phát triển. Hiện tượng tuyết dưa hấu cũng xảy ra ở Bắc Cực, dãy núi Alps và một số vùng núi khác.

Theo các nhà khoa học, thời tiết ấm khác thường ở châu Nam Cực đã thúc đẩy hiện tượng này xảy ra sớm hơn. Đầu tháng 2, nhiệt độ tại trạm nghiên cứu Esperanza ở châu Nam Cực đạt mức cao kỷ lục là 18,3 độ C.

Chlamydomonas nivalis "ngủ đông" trong những tháng trời lạnh. Nhưng khi mùa xuân đến, ánh nắng, nước tan từ băng tuyết và chất dinh dưỡng dồi dào kích thích chúng sinh sôi.

Cập nhật: 27/02/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video