Nắm tay người yêu, bạn đời là cách hiệu quả làm dịu cơn đau thể xác

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra, nắm tay người yêu, đặc biệt là bạn đời thực tế đem lại nhiều tác động có lợi cho sức khỏe như xoa dịu cơn đau hơn chỉ là những xúc cảm xác thịt.

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học. Colorado Boulder, Mỹ cho thấy, một chiếc nắm tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp đồng bộ nhịp thở và nhịp tim, nắm tay người yêu thương còn là cách hiệu quả giúp xoa dịu những cơn đau thể xác.


Một chiếc nắm tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Kết luận trên được đưa ra sau một nghiên cứu trên 22 cặp vợ chồng tình nguyện để tìm hiểu sự đồng điệu trong cảm xúc và cơ thể của họ.

Tiết lộ về mục đích nghiên cứu, trưởng nhóm nghiên cứu Pavel Goldstein đến từ ĐH. Colorado Boulder chia sẻ, ông từng trải nghiệm cảm giác người vợ đau đẻ và liên tục nắm chặt tay ông để rồi hạ sinh thành công cô con gái.

Ông tin rằng, chính hành động nắm tay đã giúp xoa dịu cơn đau đẻ của người vợ. Và điều này hối thúc Goldstein mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tác động tâm lý kỳ diệu này.

Goldstein nói: "Tôi muốn thử nghiệm cảm giác đó trong phòng thí nghiệm. Liệu một ai đó có thể bớt đau hơn khi họ chạm tay với người khác? Và nếu có thì sẽ như thế nào?".

Theo ScienceAlert, nghiên cứu của Goldstein và các cộng sự thử nghiệm trên 22 cặp vợ chồng có độ tuổi từ 23-32 tuổi và sống chung với nhau ít nhất 1 năm. Mỗi người đều phải đội một chiếc mũ điện não đồ (EEG) để kiểm tra sóng não và trải qua các tình huống đã được sắp đặt.


Chỉ có cầm tay và tiếp xúc da thịt mới tạo nên sự đồng bộ trong sóng não.

Những tình huống bao gồm ngồi chung với nhau nhưng không nắm tay, ngồi chung với nhau cầm tay và ngồi ở hai căn phòng khác nhau. Các tình huống liên tục được lặp lại và phụ nữ là những người phải chịu những cơn đau nhẹ trên cánh tay.

Khi nửa kia của họ ngồi cùng phòng, cho dù họ có chạm tay hay không, các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự đồng bộ sóng não trong dải alpha mu. Đây cũng là dải sóng gắn liền với khả năng chú ý và tập trung.

Sự đồng bộ sóng não xảy ra mạnh nhất khi cặp vợ chồng được nắm chặt tay nhau và người vợ đang phải chịu những cơn đau trên cánh tay.

Trường hợp các cặp đôi không được nắm tay và người vợ phải chịu đau, sự đồng bộ sóng não giảm đi đáng kể. Điều này phần nào cho thấy, ngồi gần thôi chưa đủ, chỉ có cầm tay và tiếp xúc da thịt mới tạo nên sự đồng bộ trong sóng não.

Goldstein tiết lộ: "Có vẻ cơn đau đã bị gián đoạn hoàn toàn khi xuất hiện sự đồng bộ sóng não giữa các cặp vợ chồng".

Ngoài ra, lúc người chồng tỏ ra đau lòng khi người bạn đời phải chịu đau, hoạt động não bộ của người vợ cũng tăng lên đáng kể và phần nào giúp xoa dịu cơn đau.


Nắm tay thực sự có mối liên hệ tới khả năng giảm đau.

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân tại sao lại xảy ra hiện tượng kỳ lạ này giữa hai bộ não khác nhau nhưng có một thực tế chúng ta thường hay thấy, đó là khi có ai đó đồng cảm và chia sẻ nỗi đau với bạn, ngay lập tức não bộ sẽ có cảm giác được xoa dịu và thoải mái hơn.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu tác dụng của nắm tay với não bộ. Những nghiên cứu trước đó cũng phát hiện, nắm tay thực sự có mối liên hệ tới khả năng giảm đau, điều hòa nhịp tim và tốc độ thở giữa các cặp đôi với nhau.

Tuy nhiên nghiên cứu mới nhất đã bổ sung thêm những tư liệu liên quan đến sóng não. Bên cạnh đó, quy mô thử nghiệm tuy không quá lớn nhưng đã đủ minh chứng phần nào những bí ẩn sinh học vô cùng phức tạp bên trong con người.

Nghiên cứu hiện đã được đăng tải trên ấn bản trực tuyến của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ (PNAS).

Cập nhật: 09/03/2018 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video