Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature cho biết những người thông minh hơn người khác không phải do họ có nhiều chất xám hơn, mà bởi vì một phần não của họ phát triển khác với người thường.
Vỏ não phát triển dầy mỏng khác nhau khi chúng ta còn nhỏ (Ảnh: BBC) |
Họ phát hiện ra rằng những em thông minh hơn thường có vỏ não mỏng hơn khi các em khoảng 7 tuổi, nhưng sau đó, vỏ não dầy lên nhanh chóng khi các em 12 tuổi.
Trẻ em bình thường thì ban đầu có vỏ não dầy, và nó dầy nhất vào lúc các em 8 tuổi.
Ở cả hai trường hợp, vỏ não thường mỏng đi sau khi nó đạt đến điểm dầy nhất, thế nhưng ở những trẻ em có chỉ số thông minh, IQ, bình thường, việc này phát triển rất từ từ do vỏ não của các em dầy lên vào độ tuổi hơi sớm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng do vỏ não dầy lên trong một thời gian dài ở các trẻ em thông minh nên nó cho phép não phát triển tốc độ tư duy nhanh hơn.
Sau đó, việc vỏ não mỏng đi rất nhanh có thể là do não bỏ đi những liên hệ thần kinh không cần thiết khi não bộ tinh giản các hoạt động.
Một nhà nghiên cứu, là tiến sĩ Elias Zerhouni, nhận xét: "Những nghiên cứu cho chúng tôi biết rằng những người có chỉ số thông minh cao hơn thường không có não lớn hơn"
"Nhờ có công nghệ chụp hình não, giờ đây chúng tôi thấy rằng khác biệt có thể là do cách thức phát triển não bộ".