NASA muốn "bắt" thiên thạch để làm trạm vũ trụ

Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lập kế hoạch tóm một thiên thạch rồi thay đổi quỹ đạo để biến nó thành trạm không gian.

Văn phòng Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng sẽ xem xét kế hoạch "bắt" thiên thạch trong vài tuần tới. Nếu kế hoạch được thông qua, đây sẽ lần đầu tiên loài người toan tính tác động vào quỹ đạo của một thiên thể, Space đưa tin.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Viện Công nghệ California đã công bố một báo cáo để trình bày mức độ khả thi của kế hoạch bắt thiên thạch. Theo báo cáo, các nhà khoa học sẽ gắn một khoang đặc biệt vào tên lửa Atlas V và bắn nó vào một thiên thạch có khối lượng khoảng 500 tấn ở giữa trái đất và mặt trăng.


Hình minh họa một thiên thạch gần trái đất. (Ảnh: Discovery)

Khi tới gần mục tiêu, khoang đặc biệt sẽ phóng một chiếc túi có đường kính chừng 15m. Túi sẽ bọc thiên thạch bằng một dây giống như dải rút mà con người dùng để thắt miệng túi. Sau đó các động cơ đẩy của khoang sẽ tự khởi động để thay đổi quỹ đạo của thiên thạch và đưa nó tới quỹ đạo của mặt trăng. Sau khi tới vị trí này, thiên thạch sẽ trở thành một vệ tinh của mặt trăng và con người có thể thực hiện các vụ phóng tàu từ nó. Như vậy, nó sẽ đóng vai trò trạm trung chuyển của phi hành gia trong những chuyến bay xa, chẳng hạn như tới sao Hỏa, trong tương lai.

"Ý tưởng tận dụng thiên thạch đã ra đời từ hơn 100 năm trước, nhưng tới bây giờ ý tưởng đó mới có cơ hội trở thành hiện thực nhờ sự phát triển của công nghệ", báo cáo khẳng định.

Ban lãnh đạo NASA không bình luận về kế hoạch vì họ đang thảo luận với Nhà Trắng. Tuy nhiên, một số quan chức NASA tin rằng việc tóm thiên thạch có thể trở thành hiện thực trong vòng 10-20 năm nữa. Ngoài ra, công nghệ tóm thiên thạch cũng sẽ mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới: Khai thác kim loại và khoáng chất từ thiên thạch. Sắt là thành phần chủ yếu của một số thiên thạch nên con người có thể khai thác chúng để xây dựng trạm vũ trụ. Một số thiên thạch chứa nước nên các nhà khoa học có thể biến nước thành hydro và oxy để làm nhiên liệu cho tên lửa, động cơ phi thuyền.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video